Trung Quốc tham vọng kế hoạch cho một thế giới không có công nghệ Mỹ

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 23/09/2021 08:14 AM (GMT+7)
Đầu tư trong lĩnh vực công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang giảm sút 96%. Trong đó, nước này cũng dần lên kế hoạch cho một thế giới không có công nghệ của Mỹ.
Bình luận 0

Công nghệ là trọng tâm giữa Mỹ và Trung Quốc

Mới đây công ty tư vấn quản lý Mỹ Bain & Company nhận định, từ năm 2016 đến năm 2020, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa Mỹ và Trung Quốc giảm 75%, từ 62 tỷ USD xuống 16 tỷ USD, trong đó riêng lĩnh vực công nghệ lại giảm tới 96%.

Căng thẳng chính trị đã làm suy giảm đầu tư vào ngành công nghệ hai chiều Mỹ - Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Suy giảm đầu tư vào ngành công nghệ hai chiều Mỹ - Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Thậm chí, mức đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm từ 48,5 tỷ USD năm 2016 xuống chỉ còn 7,2 tỷ USD năm 2020, trong khi đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc giảm 35%, xuống 8,69 tỷ USD.

Bà Anne Hoeker, đại diện của Bain & Co khẳng định, tỉ lệ đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh hơn nhiều so với chiều ngược lại. Điều này cũng dễ hiễu do Chính phủ Mỹ thời gian qua đã liên tục thực hiện các lệnh cấm, siết chặt kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc. Ngoài ra, bà còn nhận định môi trường kinh doanh cho các công ty Trung Quốc tại Mỹ có thể ít còn phổ biết, ít có cơ hội hơn trước, và nhiều công ty này đã chuyển trọng tâm đầu tư sang châu Âu và châu Phi.

"Môi trường kinh doanh Mỹ đối với các công ty Trung Quốc giờ đây không còn an toàn như trước đây, chính vì vậy, phía Trung Quốc chuyển hướng đầu từ sang châu Âu và châu Phi". 

Trả lời phỏng vấn của Nikkei, bà Hoeker nói rằng một số nền kinh tế lớn đang đầu tư nhiều hơn bao giờ hết vào công nghệ và sự độc lập chuỗi cung ứng. Vài năm trước, đây không phải là vấn đề quan trọng, vì chủ đề chính lúc đó của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ là làm thế nào để tiếp cận thị trường Trung Quốc. 

Nhưng theo bà Hoeker, gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 gây ra và tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn chưa từng có đã tiếp thêm động lực cho xu hướng độc lập tự chủ công nghệ, khiến việc tách rời công nghệ trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với các nền kinh tế ngoài Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc lập kế hoạch cho một thế giới không có công nghệ của Mỹ

Hiện tại, các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh vạch ra một con đường để đi một mình, muốn chi tiêu lớn để lấp đầy những lỗ hổng trong đổi mới và tránh phụ thuộc vào Hoa Kỳ và những nước khác. Trung Quốc cũng đang giải phóng hàng nghìn tỷ đô la cho ngành công nghệ của họ. Lấp đầy danh mục các lĩnh vực mà Hoa Kỳ hoặc những nước khác có thể cắt đứt quyền tiếp cận với các công nghệ quan trọng của nước này, và đặt ra tham vọng trở thành một siêu cường công nghệ đổi mới không ai sánh bằng.

Không chỉ vậy, chính mối quan hệ phức tạp của Mỹ và Trung Quốc trong vài năm qua đã đẩy thế giới đi theo hướng này. Trong vài năm qua, sự tách biệt của các nền kinh tế và hệ sinh thái công nghệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng căng thẳng địa chính trị khiến cả hai quốc gia đầu tư hàng tỷ đô la vào sự phát triển công nghệ trong nước của họ cho tương lai. 

Trên thực tế, Trung Quốc có kế hoạch chi một con số khổng lồ 1,4 nghìn tỷ USD trong vài năm tới cho các công nghệ cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn và mạng 5G. Tuy nhiên, kết quả như thế nào vẫn đang là một dấu chấm hỏi lớn.

Theo Nikkie, báo cáo mới cũng cảnh báo những bất ổn "lớn" ở phía trước, nhấn mạnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có khả năng điều hướng rủi ro địa chính trị, lập kế hoạch thận trọng và đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc thúc đẩy quan hệ chính phủ, cũng như các nhóm thương mại toàn cầu.

Dưới thời Donald Trump, Mỹ đã dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu nhằm loại trừ lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc khỏi các thị trường quốc tế quan trọng. Ảnh: @AFP.

Dưới thời Donald Trump, Mỹ đã dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu nhằm loại trừ lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc khỏi các thị trường quốc tế quan trọng. Ảnh: @AFP.

Gần đây nhất vào 20/9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo, nếu không sớm hòa giải, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ bước vào 'chiến tranh lạnh', gây ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới.

Trong bài trả lời phỏng vấn với Hãng tin AP, ông Guterres kêu gọi Mỹ và Trung Quốc cùng hợp tác chống biến đổi khí hậu, cũng như ngồi xuống đối thoại về mọi vấn đề, từ thương mại đến công nghệ. 

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: @AP.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: @AP.

Nhắc lại lời cảnh báo này trong cuộc phỏng vấn của AP, ông Guterres nói thêm: "Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã thể hiện rõ rệt qua tình hình đầu tư ở mảng công nghệ giữa hai bên", ông Guterres cảnh báo thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem