Tăng cường truy xuất nguồn gốc để ngăn chặn hành vi sản xuất hàng giả

Mạnh Hùng Thứ tư, ngày 17/04/2024 11:01 AM (GMT+7)
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện thông tin minh bạch, ngăn chặn hành vi sản xuất hàng giả. Đây cũng là giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp đô thị TP.HCM.
Bình luận 0

Truy xuất nguồn gốc để ngăn chặn hành vi sản xuất hàng giả

Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, ngành nông nghiệp đã xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định số 4765 năm 2023 của Bộ NNPTNT về Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn TP.HCM.

Năm 2023, chuỗi cung ứng nông sản an toàn thuộc phạm vi quản lý của Sở hướng dẫn, hỗ trợ 8 HTX nông nghiệp dán tem truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm rau truy xuất nguồn gốc bình quân đạt 2 tấn/ngày/HTX.

Tăng cường truy xuất nguồn gốc để ngăn chặn hành vi sản xuất hàng giả - Ảnh 1.
Tăng cường truy xuất nguồn gốc để ngăn chặn hành vi sản xuất hàng giả - Ảnh 2.

Đóng gói và dán tem truy xuất nguồn gốc tại HTX Tuấn Ngọc, TP.Thủ Đức. Ảnh: Mạnh Hùng

Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp thời gian qua có những khó khăn nhất định.

Trung ương, TP.HCM đã có chủ trương thực hiện quản lý, triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất về nguồn gốc sản phẩm. Thế nhưng, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa có. 9ồng thời, chưa có quy định về chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm.

Mới đây, Sở NNPTNT ban hành Kế hoạch số 1094 năm 2024 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP năm 2024.

Theo đó, năm 2024, ngành nông nghiệp khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất 10 đơn vị sản xuất nông nghiệp có nhu cầu đăng ký áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp, HTX, THT tham gia mô hình áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.

Sở NNPTNT sẽ tổ chức 17 lớp, hội nghị tập huấn, tuyên truyền lồng ghép các quy định về áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Các đơn vị đã áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau, quả tươi sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá tại các hội chợ triển lãm, chợ phiên nông sản an toàn. Ảnh: Mạnh Hùng

Các đơn vị đã áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau, quả tươi sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá tại các hội chợ triển lãm, chợ phiên nông sản an toàn. Ảnh: Mạnh Hùng

Sở NNPTNT sẽ phối hợp với Sở An toàn thực phẩm TP, các tỉnh trong việc triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản.

Phát triển ứng dụng thông minh để quản trị chuỗi sản xuất, truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc cũng là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2021 - 2030.

Theo UBND TP.HCM, thời gian qua, trên địa bàn TP có 300 hộ tham gia truy xuất nguồn gốc rau an toàn, thực hiện trên diện tích 122 ha, sản lượng sản xuất đạt hơn 29 tấn/ngày.

Để triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, UBND TP đề ra nhiều giải pháp trong đó có việc tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Theo đó, TP sẽ phát triển phần mềm, ứng dụng thiết bị di động thông minh như quản trị chuỗi sản xuất, hiệu quả sản xuất, truy xuất nguồn gốc nông sản, sản phẩm OCOP.

Sở NNPTNT phối hợp kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại một siêu thị ở TP.HCM. Ảnh: Mạnh Hùng

Sở NNPTNT TP phối hợp kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại một siêu thị ở TP.HCM. Ảnh: Mạnh Hùng

Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, hữu cơ, cấp mã số vùng nuôi trồng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản theo yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng có truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biên và tiêu thụ sản phẩm. Khâu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động tại các vùng nguyên liệu đạt chuẩn cũng tập trung phát triển các công cụ phục vụ chuyển đổi số; công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem