Airbus ra mắt Skytra, giúp các hãng máy bay tránh rủi ro giá vé
Dù các hãng này có thể kiểm soát phần nào mức giá vé máy bay, nó vẫn có thể biến động từ sự gia tăng từ việc cung cấp hay đòi hỏi bắt nguồn từ tình trạng ảm đạm của nền kinh tế hay bất ổn chính trị. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, giá vé máy bay trong một ngày cụ thể (bao gòm cả thuế và phụ phí) biến động trung bình 7% ở Châu Á và 16% ở Châu Âu. Thậm chí ở Nam Mỹ, nơi các hãng hàng không có nhiều tiềm lực liên quan đến giá hơn, biến động nằm ở mức 7%.
Hầu hết các hãng hàng không đều phải chờ cho đến khi ít hơn 90 ngày trước chuyến bay để có thể đạt được doanh thu bán vé khoảng 90%. Vì vậy rất khó để họ có thể dự đoán, đây là vấn đề lớn bởi các hãng hàng không thường đánh cược hang tỷ USD mỗi năm cho việc mua máy bay.
Hiểu được điều này, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Airbus đã đưa ra giải pháp. Mới đây, hãng cho ra mắt đời Skytra (dịch vụ nghiên cứu trên chuyến bay), hệ thống chứng khoán có trụ sở ở London, nơi các hãng máy bay có thể tiếp cận các lựa chọn hay giao dịch để phòng ngừa rủi ro giá vé nhằm tránh sự biến động lớn với giá vé máy bay. Hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ được áp dụng dựa trên chỉ số theo dõi biến động giá vé máy bay hàng ngày (đo lường bằng chi phí trên đầu người và 1 km). Các hãng hàng không có thể mua thông qua ngân hàng và trung gian tham gia vào sự hối đoái. Skytra kì vọng có thể nhận được thông qua từ chính phủ Anh vào mùa hè năm nay.
Nếu công cụ mới này có thể giúp các hãng máy bay ổn đinh doanh thu, nó sẽ đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho Airbus, vốn đang nhận được 7,482 đơn đặt hàng và sẽ cần 9 năm sản xuất. 19 hãng hang không gặp phải vấn đề kĩ thuật vào năm 2019, với kĩ năng quản lý khủng hoảng tốt hơn, con số này có thể đã thấp hơn. Hãng đối thủ của Airbus là Boeing đã chứng kiến hàng trăm máy bay 737 bị phá hủy sau hai vụ tai nạn máy bay vào năm 2019. Elise Weber, một trong những nhà sáng lập Skytra nhận định càng nhiều dữ liệu và công suất xử lý mạnh hơn cũng giúp việc giảm giá vé trở nên dễ dàng hơn.
Nhiều chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của Skytra. Các hãng hàng không không thực sự háo hức với chứng khoán phái sinh. Một số thậm chí hạn chế giá nhiên liệu- chi phí họ phải chi trả nhiều nhất, chỉ 40% lượng dầu hỏa tiêu thụ vào năm sau được hạn chế. Một vài hãng hàng không Châu Á và Trung Đông mua các biện pháp phòng ngừa rủi ro chỉ bởi họ không thực sự hiểu về chúng, một chuyên gia nhận định. Nếu chúng trở nên phức tạp và ảnh hưởng đến giá vé máy bay, điều này có thể khiến họ lúng túng.
Để thị trường có thể hoạt động, các hãng hàng không cần đối tác, bao gồm các công ty mua nhiều vé, như công ty lữ hành hay chuỗi khách sạn, theo Matthew Tringham, một đồng sáng lập khác của Skytra. Nhưng rất ít hãng áp dụng các biện pháp bảo hộ giá vé vỗn đã hiện diện trong trường hợp thời tiết xấu hay biến động mệnh giá. Chỉ rất ít chuyên gia có thể dự đoán giá vé.
Ít nhất Skytra được chuẩn bị rất chu đáo. Vào ngày 23/1, hãng này chọn Nasdaq, thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới là nhà cung cấp công nghệ của họ. Tuy nhiên các hãng hàng không và tập đoàn du lịch sẽ cần nhiều thời gian hơn để được thuyết phục về ý tưởng này.