Kon Tum: Chủ tịch huyện chỉ đạo “nóng” làm rõ thông tin phá rừng quy mô lớn

Văn Tùng - Công Xuân
14/05/2025 10:21 GMT +7
Đến trước 15 giờ hôm nay 14/5, Hạt kiểm lâm và ngày mai 15/5, chính quyền xã Ia Tơi phải làm rõ, báo cáo UBND huyện Ia H’Drai thông tin và diện tích rừng bị chặt phá trái phép.

Sáng 14/5, thông tin từ chính quyền Ia H’Drai, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thu đã có văn bản chỉ đạo cho lực lượng chức năng và cấp, ngành trực thuộc xác minh và làm rõ thông tin phản ánh về vụ phá rừng quy mô lớn tại địa bàn xã Ia Tơi, để xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo pháp luật.

Một gốc cây bị đốn hạ.Ảnh: V.Tùng

Cụ thể Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai giao nhiệm vụ cho Hạt kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp với UBND, Công an

xã Ia Tơi và các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ các nội dung phản ánh về việc phá rừng quy mô lớn tại địa phương này.

Vì sao tình trạng phá rừng trái pháp luật tại Điện Biên ngày càng phức tạp?

Kết quả kiểm tra và tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu phát hiện) phải báo cáo cho UBND huyện trước 15 giờ, ngày 14/5/2025.

UBND xã Ia Tơi chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị, Phòng Nông nghiệp và Môi trường và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin và tính hợp pháp việc có nhà dân tại khu vực rừng bị chặt phá trái phép.

Kịp thời giải quyết các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng (nếu phát hiện vi phạm) theo thẩm quyền được giao, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo UBND huyện (qua phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị) xem xét, chỉ đạo xử lý; hoàn thành nhiệm vụ này trước ngày 15/5/2025.

Hàng loạt cây bị đốn hạ bỏ nằm ngổn ngang.Ảnh: V.Tùng.

Theo thông tin ban đầu trong quá trình tuần tra địa bàn, lực lượng huyện Ia H'Drai đã phát hiện một vụ phá rừng quy mô lớn tại Lô 2, khoảnh 7, tiểu khu 747, thuộc lâm phần do Công ty Cổ phần Cao su Sa Thầy quản lý.

Chưa hết ngay bên cạnh khu rừng bị tàn phá, còn có một ngôi nhà gỗ hai tầng đã được dựng kiên cố trên đất lâm nghiệp và đang có người sinh sống.Ảnh: V.Tùng.

Tại hiện trường đây lực lượng chức năng xác nhận rất nhiều cây gỗ lớn bị cưa ngang gốc; thân cây và gốc cây bị đốn hạ chưa có kí hiệu được kiểm tra, xử lý từ phía cơ quan chức năng.

Khu vực rừng bị phá thuộc loại rừng sản xuất, trạng thái rừng đang trong giai đoạn phục hồi sau nương rẫy; cây bị đốn hạ có đường kính từ 20 – 70cm/cây.

Một góc hiện trường của vụ phát rừng.Ảnh: V.Tùng.

Chưa hết ngay bên cạnh khu rừng bị tàn phá, còn có một ngôi nhà gỗ hai tầng đã được dựng kiên cố trên đất lâm nghiệp và đang có người sinh sống.