Bẫy hồi phục Đại suy thoái 1929-1930 liệu có lặp lại với chứng khoán?

02/05/2020 05:27 GMT+7
Đừng để bị đánh lừa bởi sự hồi phục gần đây của thị trường chứng khoán vì bối cảnh thị trường đang giống với cú sụp đổ trong giá chứng khoán vào năm 1929 và Đại khủng hoảng 1930.

Chỉ số Dow Jones đã tăng 500% từ tháng 8 năm 1921 đến tháng 9 năm 1929. Sau đó đã giảm 48% từ ngày 3/9 đến 13/11/1929. Đối với nhiều nhà đầu tư, sự sụt giảm này có vẻ như là một đợt điều chỉnh hợp lý sau đà tăng mạnh mẽ của chứng khoán vào thập niên 1920. Nền kinh tế giai đoạn này với tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng nhanh chóng và đang kỳ vọng về một sự mở rộng nền kinh tế mạnh mẽ và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng cao hơn.

Chỉ vài ngày trước khi cú sụp đổ diễn ra, nhà kinh tế học nổi tiếng Irving Fisher đã nhận định rằng: “giá cổ phiếu đã đạt đến mức cao không tưởng và thị trường chứng khoán đã trở nên điên rồ”.

Ngoài ra, mức giảm 48% trong khoảng 2 tháng đó không phải là điều lạ lùng nhất.

Chỉ số Dow Jones đã giảm 48,5% từ ngày 19/1/1906 đến 7/1/1907 trong sự hoảng loạn của thị trường năm 1907. Tuy nhiên, nền kinh tế đã không sụp đổ và chứng khoán đã hồi phục lại mức đỉnh cũ của Dow Jones vào cuối năm 1909.

Nếu không có những gì xảy ra sau đó, cú sụp đổ năm 1929 có lẽ chỉ được xem là một đợt điều chỉnh. Nhưng trong thời điểm đó, theo Federal Deposit Insurance Corp., chỉ có 10% người Mỹ sở hữu cổ phần vào những năm 1920.

Do đó, chứng khoán đã hồi phục 48% cho đến ngày 17/4/1930. Nhưng khi cuộc Đại khủng hoảng diễn ra, nhà đầu tư đã đẩy nhanh việc bán cổ phiếu và chỉ số Dow Jones đến ngày 8/7/1932 đã mất 86% và so với đỉnh tháng 9/1929 mất đến 89% giá trị.

Bẫy hồi phục Đại suy thoái 1929-1930 liệu có lặp lại? - Ảnh 1.

Biểu đồ chỉ số Dow Jones giai đoạn 1922-1932

Tương tự, chỉ số S&P 500 đã tăng 400% từ ngày 9/3/2009 đến ngày 19/2/2020. Sau đó, nỗi lo sợ về đại dịch Covid-19 làm tăng sự hoảng loạn và chỉ số đã mất 34% đến ngày 23/3. Nhưng khi các nhà đầu tư kì vọng virus sẽ được kiểm soát và các gói kích thích tài chính và tiền tệ khổng lồ hỗ trợ thị trường, S&P 500 đã tăng 32% cho đến ngày 29/4, lấy lại 53% mức giảm trước đó.

Bẫy hồi phục Đại suy thoái 1929-1930 liệu có lặp lại? - Ảnh 2.

Biểu đồ diễn biến chỉ số S&P 500

Điều này trông giống như một thị trường con gấu tương tự với giai đoạn 1929 - 1930 với mức giảm 30% đến 40% khi suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kéo dài đến 2021.

Ngược lại, nhiều người đang tìm kiếm một sự hồi phục mạnh mẹ hình chữ V bắt đầu từ nửa cuối năm 2020. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, các nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế sẽ thu hẹp 3,7% trong năm nay trước khi thu hẹp 3,8% trong năm 2021 so với mức tăng trưởng 2,3% trong những năm trước.

Nhưng thị trường con gấu thường đi kèm với suy thoái kinh tế kéo dài khoảng 11 tháng, lâu hơn nhiều so với cú sụt giảm vừa rồi. Theo các nhà phân tích của Bank of America, thị trường chứng khoán Mỹ chưa bao giờ chạm đáy trong thời gian chưa đầy 6 tháng sau khi sụt giảm 30% do lo ngại suy thoái kinh tế.

Các gói kích thích tài chính và tiền tệ khổng lồ đang được sử dụng đến nay dường như không thể bù đắp cho những tổn thất mà đại dịch gây ra. Quyết định của Fed trong việc cắt giảm lãi suất cơ bản về 0 cùng với các gói nới lỏng định lượng (QE) sau Đại suy thoái có rất ít tác dụng trong việc kích thích nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng sau đó cũng chậm nhất so với bất kỳ sự tăng trưởng nào hậu Thế chiến thứ II. Tương tự, việc cắt giảm thuế khổng lồ trong năm 2009, giảm giá và chi tiêu của Fed chiếm tới 6% tổng GDP.

Gary Shilling, chuyên gia kinh tế Bloomberg dự đoán tổng tài sản chứng khoán giảm sẽ làm giảm 2,8% chi tiêu của người tiêu dùng. Đại dịch này khiến cho tài chính và xã hội bị gián đoạn mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ II với những hậu lâu dài.

Nhiều người sẽ hạn chế chi tiêu và bắt đầu tiết kiệm do khủng hoảng xảy ra vào thời điểm tỷ lệ nợ cao và dự trữ tài chính thấp.

Một nghiên cứu của Fed cho thấy 40% người dân không đủ tiền mặt để trang trải các khoản chi phí ngoài dự kiến khoảng 400 USD.

Bên cạnh đó, các khoản trợ cấp thất nghiệp 600 USD có thể khiến một số người không quay trở lại làm việc vì các khoản này có thể tiếp tục được nhận đến năm 2021. Tỷ lệ tham gia lao động của nam giới trong độ tuổi lao động đã giảm dần từ Thế chiến thứ II và tỷ lệ tham gia lao động của nữ giới trong độ tuổi lao động cũng giảm dần từ cuối những năm 1990.

Sự hồi phục kinh tế toàn cầu trên diện rộng là khó diễn ra cho đến khi có vacxin và việc thử nghiệm rộng rãi được tiến hành. Bên cạnh đó, tái lập lại chuỗi cung ứng cũng sẽ là một quá trình mất nhiều thời gian, điển hình như Trung Quốc sau khi mở cửa trở lại, việc nhu cầu tiêu thụ thấp trong và ngoài nước làm chậm quá trình hồi phục của nền kinh tế. Thêm vào đó, việc thiếu sự phối hợp quốc tế để chống dịch như việc Mỹ - Trung Quốc đổ lỗi cho nhau càng làm cuộc suy thoái kéo dài hơn.

Trên thế giới, chúng ta thấy trước sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp và nợ quá lớn, mọi quốc gia đều muốn xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia mình nhanh chóng hồi phục khi việc nhập khẩu yếu do sức tiêu thụ nội địa giảm.

Chính vì vậy, nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục vượt nguồn cầu trên toàn cầu, dẫn dến tình trạng dư thừa hàng hóa, dẫn tới giảm phát là một kịch bản có xác suất cao sẽ diễn ra. Điển hình trong hai thập kỷ qua Nhật Bản đã trải qua giai đoạn mất mát, tăng trưởng GDP thực tế chỉ đạt trung bình 1,1%, theo chuyên gia kinh tế Bloomberg.

Vũ Duy Bắc/ĐTCK
Cùng chuyên mục