Bộ Công Thương nói gì khi đề xuất giá điện “gánh” khoản lỗ tỷ USD của EVN?

An Linh Thứ sáu, ngày 01/09/2023 12:15 PM (GMT+7)
Trong văn bản tiếp thu, giải trình gửi Bộ Tư Pháp, Bộ Công Thương đã nói lý do vì sao đề xuất tính khoản lỗ của EVN vào giá bán điện sau khi nhận được nhiều phản ứng của dư luận, giới chuyên gia.
Bình luận 0

Giá điện "gánh" hàng tỷ USD tiền lỗ của EVN?

Cụ thể, tại dự thảo sửa đổi, thay thế Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về điều hành giá điện, Bộ Công Thương đề xuất tính khoản lỗ hoạt động kinh doanh điện, tỷ giá vào công thức tính giá điện bình quân.

Theo dự thảo trên, Bộ Công Thương đề xuất công thức giá điện bán lẻ bình quân mới trong đó có đưa các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá bán điện, đưa vào công thức tính giá bán điện.

Bộ Công Thương nói gì khi đề xuất giá điện “gánh” khoản lỗ tỷ USD của EVN? - Ảnh 1.

Bộ Công Thương lý giải việc đưa khoản lỗ của EVN vào giá điện (Ảnh: EVN)

Cụ thể, khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh phân phối điện, các khoản lỗ - lãi của tỷ giá trong hợp đồng mua và bán điện, các chi phí khác trước kia chưa được tính vào giá điện nhưng được xác định trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Hiện, trong công thức tính giá bán lẻ điện bình quân hàng năm, khâu phát điện, chi phí truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, hoạt động điều độ hệ thống truyền tải, hệ thống điện, giao dịch thị trường điện và các chi phí khác được phân bổ vào giá điện.

Chi phí khác này là chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện, cùng lợi nhuận định mức của EVN; chênh lệch tỷ giá trong hợp đồng mua bán điện, lỗ của hoạt động sản xuất, kinh doanh điện và các chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện sẽ nằm trong "chi phí khác". 

Tại Tờ trình của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương cho biết, từ năm 2019, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra việc điều chỉnh giá điện năm 2019, đến năm 2021, các nội dung kết luận Thanh tra được đưa ra, trong đó có nội dung yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, EVN phải: "Quy định cụ thể phương pháp tính giá điện cần gắn với giá thành sản xuất kinh doanh điện".

Năm 2022, sau khi kiểm toán, EVN đã ghi nhận lỗ hơn 26.000 tỷ đồng do lỗ sản xuất, kinh doanh điện, chủ yếu là do giá than, dầu khí tăng cao, trong khi giá bán điện không tăng (định giá), điều này khiến EVN lỗ nặng. 

Về chênh lệch tỷ giá, EVN cũng lỗ hơn 14.725 tỷ đồng trong 4 năm 2019-2022, song khoản này chưa được hạch toán, vẫn treo lại. Đến hết năm 2022, theo ghi nhận, EVN bị lỗ sản xuất, kinh doanh điện và lỗ do chênh lệch tỷ giá gần 41.000 tỷ đồng. Đầu tháng 5/2023, giá điện bán lẻ có tăng 3% , ước tính giảm lỗ hơn 8.000 tỷ đồng của EVN. Tuy nhiên, con số này chưa thấm vào đâu với khoản nợ khổng lồ của EVN vẫn đang treo hiện nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem