Các ngân hàng “chìm”, “nổi” thế nào sau tái cơ cấu?

Quốc Hải Thứ hai, ngày 15/08/2016 18:43 PM (GMT+7)
Từ trạng thái khó khăn về thanh khoản và nợ xấu ở mức cao, nhiều ngân hàng được tái cơ cấu đã từng bước ổn định và khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cũng có ngân hàng đang còn khá “chật vật” trong huy động vốn, giảm tỉ lệ nợ xấu… dù được đánh giá là đã “khởi sắc” sau khi tái cơ cấu.
Bình luận 0

Có tốt, có… “làng nhàng”

Là một trong những ngân hàng (NH) tiên phong thực hiện tái cơ cấu, NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được đánh giá là một ngân hàng có “sức sống” mạnh sau khi triển khai sát nhập với NHTM CP Nhà Hà Nội (HBB). Cụ thể, sau khi SHB chấp nhận cho HBB sát nhập (năm 2012), nợ xấu của SHB tăng vọt lên tới 8,52% do phải “bù đắp lỗ” cho HBB và lợi nhuận trước thuế của SHB chỉ còn 26 tỷ đồng. Dù vậy, sau 3 năm tái cơ cấu và sát nhập, SHB hiện đang trong top 5 NHTM CP (không có vốn Nhà nước chi phối) có quy mô hoạt động kinh doanh lớn nhất trên thị trường với tổng tài sản lên tới 183.309 tỷ đồng, đã xử lý được 7.187 tỷ đồng nợ xấu từ HBB chuyển sang và hiện nợ xấu của SHB chỉ còn chiếm 2,38% tổng dư nợ.  

Cũng thu hút sự quan tâm của giới tài chính và nhà đầu tư là thương vụ M&A của  NHTMCP Sài Gòn (SCB). Đây là ngân hàng được hợp nhất từ 3 tổ chức tín dụng gồm: SCB, Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng Tín Nghĩa (TinNghia Bank). Trài qua 5 năm hợp nhất, tính đến 30.06.2016, tổng tài sản của nhà băng này đạt gần 340 nghìn tỷ đồng, cho vay khách hàng cũng tăng lên 200 nghìn tỷ đồng, tiền gửi khách hàng lên 287 nghìn tỷ đồng.

img

Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Xây dựng.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là quá trình tự đứng ra tái cơ cấu, kêu gọi cổ đông mới của NHTM CP Tiên Phong (TPBank) mang lại thành công khá vang dội cho nhà băng này.

Cụ thể, khi triển khai tái cơ cấu, TPBank được “bơm vốn” từ Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji và thanh khoản dần được cải thiện, ổn định và phát triển trở lại. Trong đó, tính đến hết năm 2015, tổng tài sản của TPBank đạt 70.000 tỷ đồng (trước tái cơ cấu là 12.000 tỷ đồng); lượng khách hàng tăng lên hơn 1 triệu; dư nợ tín dụng tăng khoảng 36.000 tỷ đồng. Nợ xấu giảm chỉ còn 0,38% tổng dư nợ, lợi nhuận năm 2015 vượt chỉ tiêu đại hội cổ đông đặt ra đạt 650 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại Ngân hàng Quốc dân (NCB), tên mới của Ngân hàng Navibank sau khi tự cơ cấu lại thì cũng đã có tăng trưởng .

Cụ thể, tính đến cuối tháng 6.2016, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 59 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016 của NCB đạt 12,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng nhiều so với con số 1,7 tỷ cùng kỳ năm trước. Cho vay khách hàng đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5%. Tiền gửi của khách hàng đạt gần 39 nghìn tỷ, tăng 14%.

Vẫn nhiều “gánh nặng”

Thực tế, câu chuyện tái cơ cấu của các ngân hàng hiện nay dù đạt được khá nhiều thành quả khả quan về dòng tiền gửi và thanh khoản được đảm bảo, tuy nhiên ở nhiều ngân hàng vẫn còn có gánh nặng mang tên “nợ xấu”, “chi phí dự phòng rủi ro”… khá lớn.

Chẳng hạn tại SCB, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, nhà băng này lại ghi nhận chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến từ 420 tỷ lên 1.038 tỷ đồng. Theo lời ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB tại ĐHCĐ thường niên năm 2016 thì: “Chúng ta đang trải qua quá trình khá đau đớn và mệt mỏi khi trích lập dự phòng có tài sản đảm bảo đi kèm quá lớn. Vì vậy, tôi hy vọng cổ đông chia sẻ với hội đồng quản trị về việc lợi nhuận năm 2015 chỉ 111 tỷ đồng hay không chia cổ tức…”.

Trong khi đó, thông tin từ 3 ngân hàng 0 đồng (NH Xây dựng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu GPBank và Ngân hàng Đại Dương OceanBank) lại rất ít ngoài thông tin khá “chung chung” từ  phía Ngân hàng Nhà nước rằng cả 3 ngân hàng này đều đã đi vào quá trình ổn định, dòng tiền gửi đã trở lại rất tốt và thanh khoản hoàn toàn được đảm bảo. Cụ thể, thông tin từ NHNN cho biết hiện dự trữ thanh khoản của NH Xây dựng là 1.000 tỷ đồng, GPBank là 3.000 tỷ đồng và OceanBank là 7.000 tỷ đồng.

Trong năm 2015 đã có nhiều thương vụ M&A (mua bán - sáp nhập) ngân hàng (NH) được thực hiện thành công và dự kiến đến năm 2017, cả nước còn lại khoảng hơn 20 NHTM mạnh.  Hiện, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có một NHTM Nhà nước (Agribank), 37 NHTM CP (kể cả 3 NHTM đã được NHNN mua lại với giá 0 đồng), 5 NH 100% vốn nước ngoài, 4 NH liên doanh, 1 NH chính sách và 1 NH HTX.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem