Căng thẳng Trung-Ấn bùng phát: Trung Quốc cảnh báo ớn lạnh, Ấn Độ tự tin về sức mạnh quân sự

Trần Tâm (theo Express) Thứ sáu, ngày 04/09/2020 09:47 AM (GMT+7)
Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ không được đánh giá thấp quyết tâm của Bắc Kinh khi căng thẳng ở biên giới xa xôi hẻo lánh giữa hai nước có nguy cơ bùng phát trở lại.
Bình luận 0
Căng thẳng Trung-Ấn bùng phát: Trung Quốc cảnh báo ớn lạnh, Ấn Độ tự tin về sức mạnh quân sự

 - Ảnh 1.

Biên giới Trung-Ấn leo thang căng thẳng trong thời gian gần đây.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đang cố gắng đẩy căng thẳng tranh chấp biên giới trong khi Bắc Kinh bị phân tâm bởi áp lực từ Mỹ và căng thẳng kéo dài ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết: "Các hoạt động quân sự của Ấn Độ ngày càng trở nên hung hãn trong những ngày gần đây và căng thẳng biên giới không có dấu hiệu giảm leo thang. Quân đội Ấn Độ đã thay đổi tư thế từ quản lý biên giới sang bảo đảm biên giới trên Giới tuyến kiểm soát thực tế (LAC) ở Ladakh, sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) bổ sung một đợt triển khai quân sự trong khu vực.

Ấn Độ cũng triển khai thêm các lực lượng chuyên trách như Lực lượng Biên phòng Đặc biệt, và các phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết binh lính của họ đã chiếm các cao điểm then chốt ở bờ nam của hồ Pangong.

Căng thẳng Trung-Ấn bùng phát: Trung Quốc cảnh báo ớn lạnh, Ấn Độ tự tin về sức mạnh quân sự

 - Ảnh 2.

Những hoạt động này cho thấy quân đội Ấn Độ và các nhà lãnh đạo chính phủ nước này cực kỳ chắc chắn về bản thân và Trung Quốc phải chuẩn bị cho những căng thẳng lâu dài ở biên giới.

"Nhưng nếu quân đội Ấn Độ xâm nhập lãnh thổ Trung Quốc và tấn công quân đội Trung Quốc, cho dù Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực nào ở phía đông, Ấn Độ chắc chắn sẽ phải trả giá đắt", tờ báo viết. "Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp và những tính toán sai lầm của Ấn Độ sẽ gây nguy hiểm cho quân đội tiền tuyến của họ."

Lin Minwang, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Phúc Đán, nói với Global Times rằng Ấn Độ vẫn muốn đàm phán hơn là gây chiến.

Ông cho biết các hoạt động quân sự gây hấn của New Delhi nhằm mục đích giữ cho tình hình biên giới luôn căng thẳng và cố gắng buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp.

Tranh chấp biên giới đã bùng phát trở lại vào cuối tuần trước khi các lực lượng Ấn Độ tuyên bố đã ngăn chặn được nỗ lực của quân đội Trung Quốc nhằm chiếm một ngọn đồi ở biên giới.

Các chỉ huy quân sự ở New Delhi cho biết quân đội Ấn Độ đã được huy động sau khi phát hiện sự di chuyển của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xâm phạm biên giới trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên tăng cao.

Một số báo cáo cho rằng các lực lượng Ấn Độ đã chiếm được một đồn quân sự quan trọng chiến lược của Trung Quốc sau khi chống lại nỗ lực của 500 binh sĩ PLA nhằm tiến vào Spanggur, một thung lũng hẹp gần làng Chushul.

Cả hai bên đã đồng ý rút lui sau một cuộc đụng độ tàn bạo vào tháng 6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng nhưng Quân đội Ấn Độ cáo buộc lực lượng Trung Quốc vi phạm thỏa thuận đó vào cuối tuần qua.

Ông Lin nói với Thời báo Hoàn cầu rằng những hành động khiêu khích gần đây chứng tỏ Ấn Độ đang tìm cách giành được nhiều nhượng bộ phi thực tế hơn từ Bắc Kinh và muốn quân đội Trung Quốc rút lui khỏi nhiều khu vực hơn như hồ Pangong Tso và núi Reqin để chấp nhận biên giới do phía Ấn Độ vẽ ra.

Ông nói: "Nếu Trung Quốc chấp nhận những tuyên bố này và rút quân khỏi lãnh thổ của mình dưới áp lực quân sự từ Ấn Độ, quân đội Ấn Độ sẽ tiếp tục tiến lên phía trước và các hành động khiêu khích và gây hấn của họ sẽ là vô tận.

Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc và bình luận viên truyền hình, cho biết: "Lực lượng quân đội Trung Quốc, dù lục quân hay không quân, trong khu vực đều được đào tạo bài bản và vũ khí của họ có lợi thế về công nghệ so với của Ấn Độ. Họ hoàn toàn có khả năng trấn áp trước mọi hành động khiêu khích của Ấn Độ bất cứ lúc nào nếu quân đội Ấn Độ tấn công".

Ấn Độ và Trung Quốc đã gây chiến vào năm 1962 trên lãnh thổ tranh chấp và đã không thể thống nhất một biên giới vĩnh viễn dọc theo biên giới dài 2.000 dặm kể từ đó.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem