Thứ tư, 15/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (18/1): Cơ hội từ giá cước vận tải biển tăng vọt sau sự kiện "biển Đỏ"

18/01/2024 6:30 AM (GMT+7)

Sự kiện "Biển Đỏ" có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu khi chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ/Châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội của các doanh nghiệp vận tải biển.

Đóng cửa phiên giao dịch 17/1, VN-Index giảm 0,59 điểm (-0,05%) về 1.162,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 769,8 triệu đơn vị, giá trị gần 16.727 tỷ đồng, tăng 25,9% về khối lượng và 27,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 75,7 triệu đơn vị, giá trị 1.663 tỷ đồng.

Theo đó, nhóm VN30 giảm 3,58 điểm (-0,31%), đóng cửa tại 1.166 điểm. Trong nhóm, có 9 mã giữ được sắc xanh như MWG (+1,4%), GVR (+1,2%), VCB (+1%), VRE (+0,9%), BCM (+0,8%)... Ngược lại, có 17 mã cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ như VHM (-1,8%), SHB (-1,6%), TPB (-1,3%), MSN (-1,2%), POW (-0,9%)…

Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HoSE, với giá trị 142,2 tỷ đồng, trong đó, họ mua nhiều với cổ phiếu MWG (+158,8 tỷ đồng), HPG (+91,4 tỷ đồng), VCB (+73,4 tỷ đồng)...

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (18/1): Cơ hội từ giá cước vận tải biển tăng vọt sau sự kiện "biển Đỏ"- Ảnh 1.

Cơ hội cho các DN vận tải biển sau khi giá cước tăng vọt từ sự kiện "biển Đỏ".

Phiên giao dịch đáo hạn phái sinh, khả năng thị trường biến động mạnh khó lường

Phiên giao dịch hôm nay (18/1), Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) nhận định thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index vẫn còn biến động hẹp quanh mức hiện tại.

Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá của chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt hoàn toàn mức kháng cự 1.169 điểm, nhưng rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho thấy nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ còn điều chỉnh trong những phiên giao dịch tới.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng nhẹ nhưng vẫn đang trong vùng bi quan cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng trước thời điểm đáo hạn phái sinh.

Trong khi đó, Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) thì cho rằng trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục duy trì nền tích lũy và công ty chứng khoán này vẫn kỳ vọng vào nhịp tăng tiếp theo.

Nếu VN-Index hình thành nhịp tăng mới thì sẽ tạo ra nhịp tăng đầu tiên trong kênh tích lũy trung hạn trong đó ngưỡng cản lần lượt tại các vùng 1.080-1.200 điểm và xa hơn là cản trên của kênh tích lũy tại 1.250 điểm.

Mặt khác, phiên đi ngang vận động chặt chẽ và VN-Index rất có thể sẽ hình thành nhịp tăng ngắn hạn mới. Nhà đầu tư ngắn hạn đã giải ngân trong phiên rung lắc 17/1 tiếp tục nắm giữ danh mục với tỷ trọng trung bình.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, việc thanh khoản tăng trong phiên hôm qua (17/1) thể hiện nguồn cung vẫn còn gây sức ép trong vùng 1.160 – 1.170 điểm.

Trạng thái tranh chấp và giảm điểm có thể xảy ra trong các phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, dự kiến thị trường sẽ được hỗ trợ nếu lùi bước và có cơ hội hồi phục trở lại nhờ những tín hiệu tích cực gần đây vẫn còn có tác động tốt lên thị trường.

"Nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá trạng thái thị trường. Có thể cân nhắc lựa chọn các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để mua tích lũy với kỳ vọng tăng giá ngắn hạn", VDSC khuyến nghị.

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng chứng khoán, hạn chế mua đuổi khi thị trường chưa cho tín hiệu vượt đỉnh thuyết phục và nên chủ động lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn nếu thị trường bất ngờ xuất hiện lực bán mạnh trở lại.

Cơ hội từ giá cước vận tải biển tăng vọt

Những ngày gần đây, các công ty chứng khoán nhận định, sự kiện "Biển Đỏ" có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu khi chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ/Châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023.

Hơn nữa, khi căng thẳng leo thang, thời gian giao hàng và chi phí bảo hiểm tăng lên. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý I/2024 có thể phải chịu chi phí bán hàng cao hơn hoặc giá bán thấp hơn cho đến khi tình hình "Biển Đỏ" hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội của nhiều DN vận tải biển.

Công ty Chứng khoán TP.HCM nhận định, năm 2024, giá cước, giá sàn xếp dỡ sẽ tăng khoảng 10%, giúp các doanh nghiệp thỏa thuận giá cước tốt hơn với các hãng tàu. Điều này sẽ thúc đẩy lợi nhuận tăng thêm cho doanh nghiệp vận tải biển.

Trong khi đó, Mỹ, châu Âu và Trung Quốc là ba thị trường lớn của Việt Nam, đều được kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024, sẽ dẫn tới nhu cầu xuất nhập khẩu gia tăng, kéo theo nhu cầu vận chuyển bằng đường biển, tạo thêm việc cho nhóm logistics, cảng biển.

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo, năm 2024, sản lượng container trên toàn cầu tăng khoảng 3 - 4% so với năm 2023.

Mới đây, Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Hải An, mã chứng khoán HAH) đã nhận thêm tàu container 1.800 TEU đóng mới mang tên HAIAN ALFA, nâng tổng số đội tàu sở hữu lên 12 chiếc, với sức chở gần 18.000 TEU. Nhận thêm tàu mới giúp Hải An nâng cao năng lực, mở rộng tuyến Nội Á, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các công ty với các đối tác lớn trên thế giới.

Giá cước tăng, cộng với đội tàu mạnh, đây là hai yếu tố có thể tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp trong năm 2024. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HAH có diễn biến giá khả quan kể từ đầu tháng 11/2023 đến nay, từ dưới 28.000 đồng/cổ phiếu lên trên 38.000 đồng/cổ phiếu.

Tại Công ty CP Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, mã chứng khoán VOS), doanh nghiệp này đang sở hữu và khai thác đội tàu 13 chiếc, với tổng tải trọng khoảng 460.000 DWT, bao gồm 8 tàu hàng khô, hàng rời, 3 tàu dầu sản phẩm và 2 tàu container.

Theo kế hoạch dài hạn, đến năm 2027, Vosco sẽ khai thác 23 tàu, gồm 16 tàu hàng khô (9 tàu thuê ngoài), 4 tàu dầu sản phẩm thuê ngoài, 3 tàu container (1 tàu thuê ngoài), tổng trọng tải khoảng 800.000 DWT.

Với Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã chứng khoán PVT), giới phân tích nhận định, nhu cầu sử dụng tàu năm 2024 có thể tăng, nhờ nhu cầu tiêu thụ dầu và dầu sản phẩm hồi phục, trong khi doanh nghiệp có đội tàu mới đi vào hoạt động, giúp gia tăng năng lực và sức cạnh tranh.

Còn theo Công ty CP Gemadept (mã chứng khoán GMD) có hoạt động chính là logistics, vận tải biển và khai thác cảng, nên giá cước vận tải biển tăng sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Về khai thác cảng, hoạt động khai thác cảng Gemalink ở Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ khả quan khi hoạt động giao thương trong khu vực phục hồi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.