Đập Tam Hiệp tiếp tục hứng "bom nước" từ thượng nguồn và những "bí mật" ít người biết

Thiên Hương (tổng hợp) Thứ bảy, ngày 22/08/2020 19:10 PM (GMT+7)
Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới nằm trên sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) của Trung Quốc, còn có những bí mật ít người biết. Hiện đập Tam Hiệp đang oằn mình chống lại sức ép ngày càng lớn do mưa lũ từ thượng nguồn đổ về như những quả "bom nước", đe dọa sự an toàn của đập.
Bình luận 0

Theo Neikei Asia Review, trong ngày 21/8, lần đầu tiên trong lịch sử, lượng nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp đã đạt độ cao tới 166m, trong khi đó, độ cao tối đa của con đập này là 175m.

Để ứng phó, cơ quan quản lý Đập Tam Hiệp một ngày trước đó đã cho mở 11/14 cửa xả lũ với lưu lượng nước xả xuống hạ lưu lên tới mức 49.200 m3/giây.

Đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc và những "bí mật" ít người biết - Ảnh 1.

Lưu lượng nước khổng lồ từ thượng nguồn vẫn đang tiếp tục đổ về đập Tam Hiệp, làm dấy lên sự lo ngại về an toàn của con đập lớn nhất thế giới này. Ảnh: News.cn

Tình hình diễn biến khẩn cấp khiến hệ thống ứng phó khẩn cấp chống lũ lụt đã được nâng lên cấp II, cấp cao thứ hai trong hệ thống 4 cấp của Trung Quốc.

Một số hồ chứa khác ở thượng nguồn sông Dương Tử như Ertan và Xiangjiaba cũng được chỉ đạo tích nước để giúp giảm lưu lượng dòng chảy vào hồ chứa của đập Tam Hiệp.

Thực tế con đập khổng lồ này đã từng trải qua những phép thử trước khi chính thức đưa vào vận hành năm 2003.

Phép thử với 190 tấn thuốc nổ

Đập Tam Hiệp được kỳ vọng kiểm soát lũ. Trong nhiều phép thử có bài kiểm tra cuối về chịu tải 190 tấn thuốc nổ giật đổ bức tường sát đập chính.

Sông Dương Tử dài 6.300km và có một số chỗ lòng sông rộng hơn 1km. Đây là con sông khổng lồ ở Trung Quốc, vì thế việc xây đập trên con sông này đặt ra những thách thức lớn chưa từng có. Kho sông Trường Giang dâng lên phía sau đập Tam Hiệp, nó làm ngập hơn 60.700ha đất đai dọc hai bên bờ Chính phủ Trung Quốc phải di dời hơn nửa triệu người sinh sống ở vùng đất phía sau con đập. Sau đó, các kỹ sư bắt đầu xây đập trên lòng sông.

Đầu tiên họ sẽ cho đúc sẵn những khối bê tông lớn để làm thành bức tường bao ngăn nước nhằm kiểm soát dòng sông trong quá trình xây dựng đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc và những "bí mật" ít người biết - Ảnh 3.

Hình ảnh đập Tam Hiệp xả lũ mới đây. Ảnh: News.cn

Theo các kỹ sư Trung Quốc, đây là hoạt động chuyển dòng lớn nhất và khó khăn nhất được tiến hành trong các dự án xây đập thủy điện bởi quy mô khổng lồ của nó. Hàng loạt tường bao được xây dựng trên lòng sông, họ chỉ chừa lại một phần để cho nước sông chảy qua. Họ xây 2 đoạn đầu tiên của con đập trên chính lòng sông khô cạn, sau đó họ đổ hàng tấn đất xuống sông, trên đó các kỹ sư xây tường bao khác bằng bê tông. Với lòng sông còn lại ở phía sau bức tường, các kỹ sư đã có thể hoàn thành nốt đoạn cuối cùng của con đập.

Khi xây xong, họ phải loại bỏ bức tường bao để nước có thể chảy qua turbine của đập chính.

Vậy họ đã làm thế nào để loại bỏ tường bao khổng lồ đó? Khác với bức tường bao trong các dự án khác, tường bao ngăn nước ở đập Tam Hiệp quá cao, nên việc phá bỏ bức tường cần sự sáng tạo. Các kỹ sư xây dựng bức tường đã chừa lại nhiều chỗ để chôn thuốc nổ.

Đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc và những "bí mật" ít người biết - Ảnh 4.

Sơ đồ đập Tam Hiệp với âu thuyền ở bên phải.

Vào ngày 6/6/2006, họ chôn 190 tấn thuốc nổ và hồi hộp đếm ngược. Bức tường mất hàng tháng để xây dựng, nhưng chỉ mất vài giây để phá hủy, giải phóng dòng nước ngăn ở phía sau. Đó cũng chính là bài kiểm tra cuối cùng với đập Tam Hiệp và con đập vẫn trụ vững.

Thực tế trên sông Dương Tử dài nhất châu Á này, ngoài đập Tam Hiệp khổng lồ, còn có một con đập khác là đập Cát Châu Bá (Gezhouba). Cả 2 con đập đều nằm ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc.

Đập Cát Châu Bá nằm ở vùng hạ lưu của đập Tam Hiệp, cách khoảng 38 km. Đập Cát Châu Bá được hoàn thành vào năm 1988 và đập Tam Hiệp được đưa vào hoạt động năm 2006. Đập Tam Hiệp trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất ở Trung Quốc cũng như trên thế giới, và đập Cát Châu Bá lớn thứ hai ở Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp có thể tạo ra bao nhiêu điện?

Theo tờ Chinaguide, đập Tam Hiệp là đập trọng lực bê tông lớn nhất, cũng là một dự án kiểm soát nước lớn nhất trên toàn thế giới cho đến nay.

Tổng công suất lắp đặt của nó là 22,5 triệu kWh, và công suất phát hàng năm có thể đạt hơn 100 tỉ kWh, chủ yếu được chuyển đến các tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Trùng Khánh, Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Quảng Đông.

Với mức giá điện lưới 0,25 nhân dân tệ/kWh, doanh thu của đập Tam Hiệp từ sản xuất điện sẽ là hơn 25 tỉ nhân dân tệ (3,6 tỉ USD) mỗi năm.

Nếu so sánh với đập Itaipu - đập thủy điện lớn thứ hai trên thế giới, trên sông Paraná nằm ở biên giới giữa Brazil và Paraguay, với tổng công suất lắp đặt là 14 triệu Kwh và công suất hàng năm là 90 tỉ Kwh thì con đập Tam Hiệp vượt xa, thật xứng với danh xưng khổng lồ, lớn nhất toàn cầu.

Được biết, tổng vốn đầu tư xây dựng đập Tam Hiệp là 203,9 tỷ nhân dân tệ (24,65 tỷ USD).                  

Đập tam hiệp mở 10 cửa xả lũ, nước cuồn cuộn đổ xuống hạ lưu

Video: Đập Tam Hiệp mở 10 cửa xả lũ. Nguồn: CCTV

Đập Tam Hiệp là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới với 34 máy phát điện: 32 máy phát chính, mỗi máy có công suất 700 MW, và hai máy phát điện nhà máy, mỗi máy có công suất 50 MW, tổng công suất 22.500 MW.

Đập Tam Hiệp chịu được mức lũ như thế nào?

Đập Tam Hiệp giống như một pháo đài sắt. Nó được xây dựng bằng 27 triệu tấn bê tông, 463.000 tấn thép, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao tới 181 mét so với nền đá. 

Ngoài ra, đập Tam Hiệp là đập trọng lực bê tông và mỗi phần của đập có thể đảm bảo sự ổn định của nó tùy thuộc vào trọng lực của đập. Ngay cả khi một phần bị hư hại, toàn bộ con đập sẽ không sụp đổ, và nó có thể được sửa chữa trực tiếp.

Đập Tam Hiệp có sức chứa 22,15 tỉ mét khối và dung tích nước tối đa 39,3 tỉ mét khối. Với những trận lũ thông thường, đập Tam Hiệp có thể kiểm soát hoàn toàn. Trong trường hợp lũ lớn, các biện pháp ngăn lũ và trữ lũ sẽ được thực hiện để giảm lũ.

Tuy nhiên, khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp và các hồ chứa trong lưu vực sông Dương Tử chưa đến 20% lưu lượng nước hàng năm của sông. Nếu một trận lụt nghìn năm có một xảy ra, phần chính của đập Tam Hiệp sẽ không bị phá hủy, nhưng chức năng của nó sẽ bị ảnh hưởng.

Đập Tam Hiệp tiếp tục hứng "bom nước" từ thượng nguồn và những "bí mật" ít người biết - Ảnh 6.

Bộ Thủy lợi Trung Quốc thông báo nước tại 433 sông ở mức nguy hiểm kể từ tháng 6, bao gồm 33 sông dâng cao kỷ lục. Ảnh: China Daily

Gần đây có thông tin về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp sau các trận mưa lớn và lũ lụt kéo dài suốt 1 tháng qua ở Trung Quốc.

Việc xây dựng đập được báo cáo là có chất lượng kém, với các vết nứt lớn đã xuất hiện trong thân đập vào năm 2000, đã dẫn đến các chỉ trích trong tiên tri các thảm họa tiềm ẩn tương tự như đối với đập Bản Kiều năm 1975.

Có hai rủi ro đã được thống nhất xác định đối với đập. Đó là mô hình trầm tích vẫn chưa được kiểm tra kỹ và đập này nằm trên đứt gãy địa chấn. Trầm tích quá nhiều có thể che lấp các cửa xả nước, và nó có thể gây tổn hại cho đập trong một số tình huống. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố của đập Bản Kiều năm 1975 đã làm hỏng 61 đập nước khác và gây ra cái chết của hơn 200.000 người. Ngoài ra, trọng lượng của đập và hồ chứa nước về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng, giống như đã xảy ra với đập Katse ở Lesotho.

 

 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem