Thứ ba, 30/04/2024

Đề xuất chỉ áp niên hạn sở hữu chung cư với các khu đất nhà nước quản lý

18/10/2022 2:39 PM (GMT+7)

Liên quan đến đề xuất áp niên hạn sở hữu chung cư, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị chỉ nên áp dụng đối với các khu đất do nhà nước quản lý (đất công).

Mới đây, góp ý về một số quy định của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị nên giữ nguyên quy định hiện hành, không nên quy định "thời hạn sở hữu nhà chung cư" đối với tất cả 100% dự án nhà chung cư xây dựng mới.

Trước đó, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trong đó nội dung ghi nhận nhiều phản hồi nhất liên quan đến thời hạn sở hữu nhà chung cư. Cơ quan này đưa ra 2 phương án: Hoặc bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà xác định theo thời hạn sử dụng của công trình; Hoặc giữ nguyên thời hạn sử dụng như quy định hiện nay – tức không quy định niên hạn.

Nhiều tập đoàn lớn, doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng cũng như trên cả nước nói chung đã đề xuất Bộ Xây dựng giữ nguyên quy định hiện hành là sở hữu chung cư vô thời hạn.

Đề xuất chỉ áp niên hạn sở hữu chung cư với các khu đất nhà nước quản lý - Ảnh 1.

HoREA kiến nghị nên giữ nguyên quy định hiện hành, không áp niên hạn sở chung cư. Ảnh: H.T

Trong khi đó, liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cho biết HoREA đã nghiên cứu rất kỹ các đề xuất của Bộ Xây dựng trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan, tình hình thực tiễn của nước ta cũng như kinh nghiệm một số nước, điển hình như Singapore.

Trên cơ sở đó, HoREA đã có văn bản góp ý gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, trong đó đề xuất lựa chọn phương án 2.

Theo ông Châu, nhà ở, căn hộ chung cư là tài sản có giá trị rất lớn đối với người dân và thông thường chủ nhà muốn để lại cho con cháu thừa kế; sâu xa hơn là nhằm khuyến khích người dân đô thị lựa chọn sống trong nhà chung cư phù hợp với Luật Nhà ở 2014 cũng như yêu cầu "đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư" để sử dụng đất đô thị tiết kiệm, hiệu quả.

Trước đó, Bộ Tư pháp cũng đưa ra ý kiến cho rằng "đề xuất chính sách sở hữu nhà chung cư có thời hạn là 'cơ bản đảm bảo' tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật." Tuy nhiên, theo người đứng đầu HoREA, việc đưa ra cụm từ "cơ bản" có thể vẫn có độ "vênh" nên cần phải được xem xét thật kỹ lưỡng.

Đề xuất chỉ áp niên hạn sở hữu chung cư với các khu đất nhà nước quản lý - Ảnh 3.

HoREA kiến nghị chỉ áp niên hạn sở hữu chung cư với các khu đất công. Ảnh: H.T

Lãnh đạo HoREA cũng dẫn ra một số trường hợp có thể áp dụng theo phương án 1 trên. Đơn cử như trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất có thời hạn đối với các khu đất do Nhà nước quản lý (đất công) thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư bán cho khách hàng thì khách hàng được công nhận quyền sở hữu nhà chung cư có thời hạn.

"Trường hợp này dễ dược xã hội đồng tình nên trước hết là Nhà nước cần sớm thực hiện đấu giá, đấu thầu các khu đất công, để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng nhà chung cư sở hữu có thời hạn, tương tự như cách làm của Singapore," ông Châu nói.

Qua đó, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), theo hướng: Quy định đất xây dựng khu chung cư là đất ở ổn định lâu dài hoặc đất ở có thời hạn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tại Hội thảo Góp ý dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) do Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến khu vực miền Nam diễn ra vào ngày 30/9 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết sẽ ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp, chuyên gia, nhất là những kiến nghị liên quan đến đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Bởi theo ông Nghị, quy định này tác động rất lớn đến người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định Bộ rất cầu thị ghi nhận và tiếp thu ý kiến góp ý của các doanh nghiệp, chuyên gia. Đây là vấn đề rất lớn nên Bộ Xây dựng, ban soạn thảo luật sẽ tiếp tục lắng nghe và bàn bạc kỹ lưỡng, thận trọng về quy định thời hạn sở hữu chung cư. Bộ Xây dựng sẽ rất thận trọng khi xem xét vấn đề này. Việc quy định phải tuân thủ hiến pháp, thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, đảm bảo thể chế hóa cho được chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.