Điểm tựa để ngư dân vững tâm vươn khơi, bám biển

H.Anh Thứ ba, ngày 05/12/2023 14:00 PM (GMT+7)
Không phải là điều kiện bắt buộc để được tham gia khai thác xa bờ, nhưng thời gian qua nhiều "ông lão đánh cá" đã chủ động tham gia bảo hiểm tàu thuyền. Bởi đây sẽ là "chiếc phao" hỗ trợ cho họ những lúc gặp tai nạn như trường hợp của ông Thanh và các ngư dân.
Bình luận 0

Là nghề "hái ra tiền" ở nhiều làng ven biển, song đánh bắt trên biển luôn đối mặt với nhiều rủi ro trước sóng to, gió lớn và những sự cố không mong muốn khác. Bình quân trong các năm trở lại đây, số lượng tàu thuyền gặp nạn lên tới hàng trăm trường hợp mỗi năm. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm nay, cả nước đã xảy ra 161 vụ tàu thuyền gặp tai nạn, sự cố trên biển, khiến 83 người chết và mất tích, làm hư hỏng nhiều tàu thuyền, trong đó các lực lượng đã cứu và hỗ trợ 420 người bị nạn trên biển.

Chưa hết, các sự cố tàu thuyền vẫn không ngừng gia tăng. Chẳng hạn như trong tháng 11 vừa qua, tàu cá BĐ 98268 TS gồm 14 ngư dân bị phá nước, chìm ở vùng biển Phú Quý, Bình Thuận hay vụ tàu chở 1.500 tấn thép, khoảng 7.500 lít dầu đang trên hành trình từ Vũng Tàu đi Nghi Sơn (Thanh Hóa) gặp sự cố bị nước tràn vào buồng máy,…là những ví dụ điển hình.

Thậm chí ngay tại khu neo đậu tránh trú bão cũng có thể gặp nạn như trường hợp xảy ra tại Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) một chiếc tàu 150CV bị thủng nên nước tràn vào, gây chìm tàu.

Ngư dân không chỉ phải đối diện với rủi ro do thiên tai, vụ hỏa hoạn xảy ra làm cháy tàu công suất lớn của ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An khiến 5 con tàu thiệt hại hàng chục tỷ đồng cũng là minh chứng cho thấy nghề biển này có thể gặp rủi ro bất kể lúc nào, ở đâu, kể cả khi đã neo đậu vào bờ. Vụ hỏa hoạn gây thiệt hại quá lớn, nhiều chủ tàu cá bị sốc nặng, không ăn uống gì. Chỉ sau một đêm họ đã mất trắng tất cả.

Ngư dân vững tâm vươn khơi, bám biển - Ảnh 1.

Vụ hỏa hoạn thiêu rụi 5 chiếc tàu công suất lớn, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng, khiến nhiều người trắng tay. Ảnh: Thắng Tình

Bảo hiểm tàu thuyền - "cứu cánh" cho ngư dân khi gặp rủi ro

Chia sẻ với PV, ông Ngô Văn Thỏa (Hải Hậu, Nam Định) cho biết, gia đình sau nhiều năm tích góp, và vay mượn người thân, bạn bè mới có đủ tiền để sắm được một chiếc tàu công suất lớn để làm "cần câu cơm" cho cả gia đình. Thế nhưng, chưa hoàn vốn, chiếc tàu của ông bị cơn bão năm 2016 đánh chìm.

"Sau sự cố gia đình tôi cũng khó khăn lắm, vừa không có tàu ra khơi đánh cá nuôi gia đình, vừa không biết làm gì để trả nợ. Phải mất 2 - 3 năm chật vật làm thuê cuộc sống mới khấm khá hơn. Ở đây nhiều người cũng bắt đầu như mình, không gặp rủi ro nay nhà lầu xe hơi hết rồi", ông Thỏa nói.

Cùng chung cảnh ngộ với ông Thỏa, nhưng ngư dân Ngô Hồng Thanh lại may mắn hơn bởi nhờ tham gia bảo hiểm thân tàu nên ông Thanh giảm bớt gánh nặng tài chính, từ đó có điều kiện tổ chức tàu cá mới để ra khơi. Ông Thanh cho rằng, việc mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên rất có lợi cho ngư dân. Vì vậy, nhiều năm nay ông đều chủ động trong việc tham gia loại hình bảo hiểm này.

Hay như vụ hỏa hoạn xảy ra tại Nghệ An kể trên cũng vậy. Trong số những con tàu bị cháy, chỉ 1 con đã tham gia bảo hiểm thân vỏ. Khi tàu gặp hỏa hoạn, chủ tàu này đã được công ty bảo hiểm chi trả bồi thường, nhờ đó bù đắp được phần nào thiệt hại. Chủ tàu cho biết, nếu không tham gia bảo hiểm thì sau vụ việc này, không những không có phương tiện để làm nghề, mà còn "lấy tiền đâu để trả nợ cho ngân hàng".

Còn nhớ, vụ tàu Vinalines Queen bị chìm tại vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines) khi đi từ Indonesia sang Trung Quốc làm 22 người mất tích ngày 25/12/2011 từng là tâm điểm của dư luận lúc bấy giờ. Trước đó, Vinalines đã ký hợp đồng bảo hiểm con tàu Vinalines Queen tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) với trị giá 27 triệu USD (đúng bằng giá trị thực của tàu).Trong khoảng thời gian chưa đầy 2 năm sau sự cố, Bảo hiểm Agribank đã giải quyết bồi thường cho tàu Vinalines Queen – có thể nói đây là một tổn thất lớn nhất trong hàng hải Việt Nam từ trước đến nay, một phần đã giúp Vinalines shipping tháo gỡ khó khăn và ổn định kinh doanh cho Vinalines tại thời điểm đó. Quan trọng hơn, sau sự cố này ngư dân đã quan tâm đúng mực hơn với việc tham gia bảo hiểm và quan niệm của người dân Việt Nam về vấn đề bảo hiểm cũng đã có những thay đổi tích cực.

Một số vụ bồi thường tổn thất lớn cho khách hàng tham gia bảo hiểm tàu thuyền của Bảo hiểm Agribank:

Stt

Loại

tổn thất

Tên tàu

Tên Chủ tàu

Số tiền bồi thường

1

Thân tàu biển

(Vụ chìm tàu)

VINALINES QUEEN

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh hải Phòng

27 triệu USD

2

Thân tàu biển

MT CARP

Công ty TNHH Vận tải Dầu khí Sao Việt

11,9 tỷ đồng

3

Thân tàu biển

HỢP THÀNH 15

Công ty TNHH Thương mại & Vận tải biển Hợp Thành

30 tỷ đồng

4

Thân tàu sông

Đại Hải Phát 17

Công ty Cổ phần Thương vận Hải Phát

15,08 tỷ đồng

5

Thân tàu biển

Hoàng Sơn Sun

Công ty TNHH Hoàng Sơn

40,35 tỷ đồng

6

Thân tàu biển

Thái Tuấn 27

Công ty TNHH Thái Tuấn

32,98 tỷ đồng

Không chỉ Vinalines Queen, từ năm 2007 đến nay gần 4.000 khách hàng đã và đang tham gia bảo hiểm tàu thuyền tại Bảo hiểm Agribank. Cũng trong giai đoạn này, Bảo hiểm Agribank đã bồi thường cho khách hàng tham gia bảo hiểm tàu thuyền 809 tỷ đồng. Được bảo hiểm bảo vệ, ngư dân yên tâm bám biển, vươn lên làm giàu bằng nghề cá và giữ gìn chủ quyền biển, đảo quê hương.

Giới phân tích đánh giá, khai thác thủy sản là nghề truyền thống cho hiệu quả kinh tế cho người dân ven biển, nhưng lại là nghề lao động vất vả, tỷ lệ rủi ro cao. Do vậy, tham gia bảo hiểm như bảo hiểm thuyền viên, tàu cá là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ, giảm thiểu mất mát, gánh nặng cho ngư dân khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, bên cạnh những chủ tàu sẵn sàng chi trả kinh phí cho việc mua bảo hiểm tàu thuyền, thì hiện nay vẫn còn nhiều ngư dân, chủ tàu đang "ngó lơ" bảo hiểm, mặc dù họ biết rõ lợi ích mang lại. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải quyết liệt vào cuộc để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân.

Về phía các công ty bảo hiểm, cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm phù hợp để người dân tiếp cận loại bảo hiểm quan trọng này thuận lợi và tối ưu lợi ích mang lại.

BẢO HIỂM TÀU THUYỀN - AN TOÀN RA KHƠI

Đối tượng bảo hiểm: Thân tàu và Trách nhiệm dân sự chủ tàu cho tất cả những tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước liên quan đến biển Việt Nam.

Bảo hiểm thân tàu trước những tổn thất gây ra bởi các nguyên nhân: Đắm, mắc cạn; Đâm va với tàu, thuyền, máy bay; Bão tố, sóng thần; Cháy nổ, mất tích; Tai nạn trong lúc xếp dỡ hàng hóa; Sơ suất của thuyền viên... và chi trả các chi phí cần thiết và hợp lý liên quan.

🚤Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển khi có sự cố: trách nhiệm đâm va, những chi phí phát sinh từ rủi ro trong hoạt động của tàu, những chi phí mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật, phần trách nhiệm theo luật định mà chủ tàu phải gánh chịu do tàu được bảo hiểm gây ra.

🚤Bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu đối với: mọi rủi ro gây ra tổn thất và tổn hại cho tàu được bảo hiểm, ẩn tỳ và lỗi thiết kế, tổn thất chung và chi phí cứu hộ, trách nhiệm đâm va, trách nhiệm với bên thứ ba.

(Nguồn: Bảo hiểm Agribank)



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem