Doanh nghiệp "3 tại chỗ" chật vật, doanh nghiệp điện vẫn báo lãi khủng nhờ giá bán điện bình quân tăng (bài 6)

Quang Dân Thứ năm, ngày 12/08/2021 13:00 PM (GMT+7)
Một thực tế cho thấy, mặc dù doanh thu giảm trong 6 tháng đầu năm, nhưng do giá bán điện bình quân cao hơn so với cùng kỳ nên lãi ròng của doanh nghiệp điện vẫn tăng mạnh, mặc dù doanh nghiệp "3 tại chỗ" đang chật vật vì chi phí tăng vọt, trong đó có giá điện.
Bình luận 0


LTS: Một thực tế cho thấy, dù khảo sát các doanh nghiệp "3 tại chỗ" ở các lĩnh vực cho thấy tiền điện đang là gánh nặng lớn khiến họ khó tiếp tục duy trì sản xuất, doanh thu không bù đắp được chi phí trong khi doanh nghiệp điện vẫn báo lãi lớn nhờ giá bán điện bình quân tăng. Mặc dù ngành điện đã 4 lần giảm giá điện hỗ trợ đối tượng bị tác động bởi dịch Covid-19, nhưng có một nghịch lý doanh nghiệp "3 tại chỗ", đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết yếu lại không nằm trong đối tượng được giảm giá điện trong 4 lần giảm qua.

Lợi nhuận doanh nghiệp điện tăng cao bất chấp doanh thu giảm

Thống kê số liệu báo cáo tài chính quý II/2021 của 10 doanh nghiệp điện niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán cho thấy doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 sụt giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 54.005.4 tỷ đồng. Trong đó, riêng Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (UPCoM: PGV) và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) chiếm 65% tổng doanh thu khi lần lượt đạt 19.634 tỷ và 15.617 tỷ đồng.

Đáng chú ý, có sự phân hóa trong cơ cấu khi các công ty nhiệt điện ghi nhận doanh thu giảm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đáng kể, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại (PPC) giảm 49%, về mức 2.297 tỷ đồng; PGV giảm 9%, về 19.334 tỷ đồng.. Ngược lại doanh nghiệp thủy điện như CTCP Thủy điện A Vương (UPCoM: AVC), CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HOSE: VSH).. lại có doanh thu tăng nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi.

Doanh thu giảm, doanh nghiệp nghành điện vẫn báo lãi khủng nhờ giá bán điện bình quân tăng - Ảnh 1.

Doanh nghiệp nhiệt điện có doanh thu giảm do tác động của dịch Covid-19, trong khi đó các công ty thủy điện ghi nhận doanh thu tăng nhờ thủy văn thuận lợi. Ảnh: Quang Dân.

Thế nhưng, xét về lợi nhuận trước thuế, 10 doanh nghiệp mà Dân Việt khảo sát lại có mức tăng trưởng ấn tượng là 31%, tương ứng hơn 5.406 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 đạt 4.135 tỷ đồng). Lý giải cho điều này, nhiều công ty liệt kê ra những nguyên nhân như giá bán điện bình quân cao hơn 6 tháng đầu năm 2020; doanh nghiệp tiết giảm giá vốn bán hàng; chi phí tài chính giảm..

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp ngành điện đã thu về 5.278 tỷ đồng lãi ròng, tăng 47% so với năm ngoái. Trong đó, hai đơn vị chuyển từ lỗ thành lãi là VSH với AVC khi lần lượt đạt 237 tỷ đồng (cùng kì lỗ ròng 3 tỷ đồng) và 139 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 17 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (HOSE: VPD) gấp đến 58 lần (từ dưới 1 tỷ lên 58 tỷ đồng); CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) tăng đến 1.376%..

Doanh thu giảm, doanh nghiệp nghành điện vẫn báo lãi khủng nhờ giá bán điện bình quân tăng - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các doanh nghiệp trong kỳ.

Một điểm đáng lưu ý trong kỳ báo cáo tài chính 10 công ty đã nêu trên chính là tình trạng nợ vay rất lớn nhưng đa số nhiều đơn vị lại rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 6/2021, thống kê cho thấy nợ phải trả các doanh nghiệp thủy điện neo ở mức cao với 109.088 tỷ đồng, giảm chỉ 1% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ vay đạt 79.843 tỷ đồng. CTCP Nhiệt điện Phả Lại là đơn vị duy nhất không ghi nhận nợ vay trong kỳ. Tương ứng, chi phí lãi vay PPC cũng bằng 0.

Doanh thu giảm, doanh nghiệp nghành điện vẫn báo lãi khủng nhờ giá bán điện bình quân tăng - Ảnh 3.

Nguồn: Báo cáo tài chính các DN trong kì. Ảnh: Quang Dân

Dù chi phí lãi vay của 10 doanh nghiệp trong 2 quý đầu năm giảm đến 34% so với cùng kỳ, về mức 1.395 tỷ đồng so với 2.099 tỷ đồng so với đầu năm 2021. Tuy nhiên, mức giảm này không nói được nhiều điều bởi giai đoạn này nhiều đơn vị đang được ngân hàng giãn nợ, giảm lãi để hỗ trợ vươt qua khó khăn do Covid-19 gây ra. Do vậy, áp lực nợ vay lớn sẽ tạo nên sức ép không nhỏ trong hoạt động của không ít doanh nghiệp trong tương lại. 

Trong khi đó, các công ty lại bị chiếm dụng vốn rất lớn. Tại thời điểm 30/6/2021, tổng các khoản phải thu tại 10 doanh nghiệp là 33.587 tỷ đồng, tăng mạnh so với 27.244 tỷ đồng hồi đầu năm 2021.

Doanh thu giảm, doanh nghiệp nghành điện vẫn báo lãi khủng nhờ giá bán điện bình quân tăng - Ảnh 4.

Nguồn: Báo cáo tài chính các DN trong kì. Ảnh: Quang Dân

Doanh nghiệp điện có lãi, vì sao giá điện chưa giảm?

Đáng nói, dù kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp thủy điện lãi lớn nhưng giá điện vẫn chưa thể giảm. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát khiến nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội, doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện "3 tại chỗ" khiến chi phí giá điện tăng cao, gây áp lực cho quá trình vận hành, phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp.

Bởi dù có lãi, tuy nhiên các doanh nghiệp ngành điện cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức. Đơn cử, giá nguyên liệu đầu vào tăng cũng là lý do khiến các nhà máy nhiệt điện trở nên kém cạnh hơn. Nhóm nhiệt điện có đặc điểm chung là chi phí nguyên liệu từ than, khí và dầu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất điện.

Doanh thu giảm, doanh nghiệp nghành điện vẫn báo lãi khủng nhờ giá bán điện bình quân tăng - Ảnh 5.

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nguồn evngenco.

Nhóm nhiệt điện có đặc điểm chung là chi phí nhiên liệu từ than, khí và dầu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất điện. Từ đầu năm 2021, giá than thế giới liên tục tăng và đến giữa tháng 6/2021 đã vượt mức 120 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 10/2011 do hạn chế về nguồn cung và nhu cầu tăng mạnh. Còn đối với giá khí đầu vào cho nhà máy điện khí, theo báo cáo từ Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, mức giá bình quân 6 tháng đầu năm 2021 khoảng 7,271 USD/triệu BTU, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cũng là lý do khiến các công ty nhiệt điện trở nên kém cạnh tranh hơn so với thủy điện.

Ngoài ra, các nhà máy điện than cũng gặp khó khăn trước việc giảm giá bán điện hợp đồng (Pc) áp dụng từ năm nay trên cơ sở các quy định của hợp đồng mua bán điện (PPA) và các thông số than, dầu dự kiến cho năm 2021. Cụ thể, giá Pc tính toán cho năm nay của Nhiệt điện Quảng Ninh là 1.308,98 đồng/kWh, giảm so với mức 1.393,37 đồng/kWh trong năm ngoái. Giá Pc của Nhiệt điện Hải Phòng cũng giảm từ 1.583,89 đồng/kWh năm trước xuống mức 1.378,87 đồng/kWH trong năm nay.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem