Evergrande xin phá sản, nhiều "ông lớn" bất động sản Trung Quốc lâm vào khả năng thua lỗ

Ngọc Diệp Thứ sáu, ngày 18/08/2023 12:02 PM (GMT+7)
Sau khi Tập đoàn Evergrande nộp đơn xin phá sản, một vài ông lớn bất động sản Trung Quốc bị điểm tên dự báo sẽ thua lỗ nặng. Điều đáng nói, thông điệp cam kết hỗ trợ ngành bất động sản của giới chức Trung Quốc cũng không khiến cho chuyên gia thấy hy vọng hồi sinh thị trường bất động sản của nước này.
Bình luận 0

Evergrande cần đến 43 tỷ USD để hoạt động lại bình thường

Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đã chính thức nộp hồ sơ xin phá sản tại New York trong nỗ lực bảo vệ các tài sản ở Mỹ khỏi các chủ nợ trong quá trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp, theo Nikkei đưa tin.

Động thái này được đưa ra khi mà xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo về tình trạng nợ nần trong các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc và khả năng những vấn đề này gây ra hậu quả xấu lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tập đoàn Evergrande nộp đơn xin phá sản theo chương thứ 15 của Luật Phá sản Mỹ, chương này chuyên giải quyết các trường hợp mất thanh khoản của các công ty ngoài nước Mỹ hoặc một số bên doanh nghiệp hoạt động liên biên giới.

Hồ sơ nộp xin phá sản tại Mỹ lần này được ký bởi ông Jimmy Fong, đại diện tại nước ngoài của tập đoàn Evergrande.

Evergrande dự kiến sẽ có phiên điều trần theo quy định của chương thứ 15 Luật Phá sản Mỹ vào ngày 20/9/2023. Trong hồ sơ nộp lên tòa án, Evergrande dự kiến sẽ gặp gỡ với chủ nợ vào ngày 23/8/2023 tại Hồng Kông.

Tập đoàn bất động sản một thời lớn thứ 2 tại Trung Quốc này từng vỡ nợ vào năm 2021, nó là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng bất động sản hiện vẫn đang gây ra nhiều ảnh hưởng tệ hại lên kinh tế Trung Quốc.

Vào tháng 3/2023, Evergrande và nhóm các chủ nợ nước ngoài đã đồng ý về kế hoạch tái cấu trúc nợ.

Tập đoàn này có hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố. Evergrande cũng có một số hoạt động kinh doanh phi bất động sản như kinh doanh xe điện, chăm sóc sức khỏe và công viên giải trí.

Evergrande đã phải chật vật để trả hết các khoản vay của mình sau khi chính thức vỡ nợ vào cuối năm 2021. Nợ của doanh nghiệp bất động sản lớn tại Trung Quốc này đã lên tới 340 tỷ USD vào cuối năm 2022, tương đương khoảng 2% GDP Trung Quốc.

Trong một hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý thị trường chứng khoán vào tháng 7 vừa qua, Evergrande cũng báo cáo làm thiệt hại mất 81 tỷ USD tiền của cổ đông vào năm 2021 và 2022.

Đầu năm nay, Evergrande kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ được chờ đợi từ lâu. Đây là kế hoạch lớn nhất được ghi nhận ở Trung Quốc. Đai diện doanh nghiệp bất động sản cho hay họ đã đạt được "các thỏa thuận ràng buộc" với các trái chủ quốc tế về các điều khoản chính của kế hoạch.

Ngoài ra, Evergrande cho biết họ sẽ tập trung vào việc quay trở lại hoạt động bình thường trong ba năm tới, nhưng sẽ cần thêm khoản tài chính từ 36,4 tỷ USD đến 43,7 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng bất động sản lan từ lĩnh vực tư sang công

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc căng thẳng hơn khi Evergrande xin phá sản - Ảnh 1.

Câu chuyện kinh doanh khó khăn trong bối cảnh các biện pháp siết chặt kiểm soát của chính phủ Trung Quốc không phải của riêng Evergrande. Theo Bloomberg, nhiều doanh nghiệp bất động sản nhà nước Trung Quốc đang cảnh báo về tình trạng thua lỗ nặng nề, thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo ngại về khả năng cuộc khủng hoảng nhà đất đang lan từ lĩnh vực tư nhân sang lĩnh vực công với những doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ.

Số liệu của Bloomberg cho thấy ước tính khoảng 18/38 doanh nghiệp bất động sản niêm yết cổ phiếu trên sàn Hồng Kông và Trung Quốc đại lục công bố thua lỗ trong khoảng thời gian 6 tháng tính đến cuối tháng 6/2023, con số này cao hơn hẳn so với việc cùng kỳ năm 2022, chỉ có 11 doanh nghiệp báo lỗ. Hai năm trước đó, con số này mới chỉ là 4.

Cảnh báo này cho thấy ngay cả các doanh nghiệp bất động sản nhà nước Trung Quốc cũng không thể miễn nhiễm sau đợt khủng hoảng 2 năm trên thị trường bất động sản Trung Quốc, nhiều người đang dự báo tập đoàn bất động sản Country Garden Holdings sẽ có thể sụp đổ.

Những tuần gần đây, giới chức Trung Quốc đã tăng cường các cam kết nhằm hỗ trợ cho ngành bất động sản, dù rằng các chuyên gia về tác dụng thực tế của các biện pháp này trong việc hồi sinh thị trường bất động sản.

Nhóm các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc dự báo về tình trạng thua lỗ trong năm nay bao gồm một số doanh nghiệp lớn nhất được chính phủ Trung Quốc bảo trợ ví như Shenzhen Overseas Chinese Town. Đại diện tập đoàn Shenzhen Overseas Chinese Town cảnh báo về khả năng thua lỗ đến 1,7 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 233 triệu USD do chi phí bán hàng quá cao. Ngoài ra, một tên tuổi lớn khác cũng trong danh sách thua lỗ là Everbright Jiabao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem