Giá cao su hôm nay 22/4: Giá cao su lao dốc mạnh chưa từng thấy toàn thị trường
Giá cao su hôm nay 22/4: Giảm mạnh toàn bộ thị trường
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 252,9 yen/kg, giảm 2,28% (tương đương 5,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 14h24 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), cùng thời điểm 14h24 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh mạnh xuống mức 12.845 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,28% (tương đương 300 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Giá cao su Nhật Bản giảm sau khi số liệu thương mại trong nước yếu kém gây lo lắng về tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và do tình hình Covid-19 tại Thượng Hải tiếp tục gây sức ép tâm lý lên thị trường.
Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại trong tháng 3, cao hơn 4 lần so với các dự báo của thị trường, do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh trong khi giá năng lượng tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu, bổ sung những thách thức cho nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine.
Đồng yen của Nhật xuống mức thấp nhất 20 năm so với USD bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và số liệu kinh tế tương đối tốt của Mỹ.
Tại Thái Lan, giá cao su tự nhiên liên tục tăng mạnh. Ngày 18/4/2022 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 72,7 Baht/kg (tương đương 2,13 USD/kg), tăng 0,8% so với 10 ngày trước đó và tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2021. Mưa lớn đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mủ cao su của Thái Lan khiến nguồn nguyên liệu thô giảm đã hỗ trợ giá mặt hàng này.
Tại Malaysia: Tháng 02/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 29,92 nghìn tấn, giảm 39% so với tháng 01/2022 và giảm 40% so với tháng 02/2021. Trong khi đó, xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 02/2022 đạt 47,68 nghìn tấn, giảm 6,8% so với tháng 01/2022 và giảm 12,7% so với tháng 02/2021. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 50,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Hoa Kỳ chiếm 5,1%; Đức chiếm 3,5%; Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 3,4% và Brazil chiếm 2,1%.
Trong tháng 02/2022, Malaysia nhập khẩu 112,78 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 19,5% so với tháng 01/2022, nhưng tăng 2,8% so với tháng 02/2021. Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 02/2022 đạt 39,86 nghìn tấn, giảm 8,1% so với tháng 01/2022 và giảm 10,8% so với tháng 02/2021. Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 02/2022 đạt 318,69 nghìn tấn, tăng 2,8% so với tháng 01/2022 và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 10 ngày giữa tháng 4/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 360 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310 320 đồng/độ TSC.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 28,76 nghìn tấn, trị giá 52,54 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 41,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.827 USD/tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Trong quý I/2022, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR 10 được xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm 29,8% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ trong quý I/2022. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR 3L chiếm 28,6% và RSS3 chiếm 12,1% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ trong quý I/2022. Về giá xuất khẩu: Nhìn chung, trong quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân nhiều chủng loại cao su sang Ấn Độ đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tăng mạnh nhất là SVR 3L, SVR 20, RSS3…