Giá lợn hơi ngày 20/8, mức tăng cao nhất 3.000 đồng/kg, dự báo "nóng" về thị trường

20/08/2022 17:18 GMT+7
Giá lợn hơi cuối tuần ghi nhận tăng rải rác tại một số địa phương, mức biến động từ 1.000 - 3.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi ngày 20/8, tăng nhẹ tại nhiều địa phương trên cả 3 miền

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay tăng rải rác 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 65.000 - 71.000 đồng/kg. Theo đó, cùng tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang hiện đang cùng thu mua lợn hơi chung mức 69.000 đồng/kg. Tại các địa phương còn lại giá lợn hơi hôm nay không đổi. Trong đó, Mức giá cao nhất trong khu vực tiếp tục được ghi nhận tại Hà Nội là 71.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 65.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nam.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay cũng biến động theo xu hướng tăng và dao động trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg. Theo đó, tại Bình Thuận, giá lợn hơi hôm nay tăng 2.000 đồng/kg, điều chỉnh giao dịch lên mức 64.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Lâm Đồng, Quảng Bình. Hầu hết các tỉnh thành còn lại đều đang thu mua lợn hơi ổn định quanh mức giá trung bình là 66.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 63.000 được ghi nhận tại Đắk Lắk.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh tăng cao nhất 3.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, hai tỉnh thành gồm Vũng Tàu và Đồng Nai cùng tăng 1.000 đồng/kg, điều chính giá lợn hơi lần lượt lên mức 63.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg. Sau khi tăng 3.000 đồng/kg, thương lái tại Tây Ninh cũng đang thu mua lợn hơi với giá 65.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất trong khu vực là 62.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại tỉnh Bình Phước. Cà Mau là địa phương ghi nhận mức giá heo hơi cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi ngày 20/8, mức tăng cao nhất 3.000 đồng/kg, dự báo "nóng" về thị trường - Ảnh 1.

Giá lợn hơi cuối tuần ghi nhận tăng rải rác tại một số địa phương, mức biến động từ 1.000 - 3.000 đồng/kg.

Từ đầu tháng 8/2022 đến nay, giá lợn hơi tại các tỉnh trên cả nước không có nhiều biến động, giá giảm so với cuối tháng trước. Đầu tháng 8, giá lợn hơi trên toàn quốc dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg, giảm từ 1.000-2.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2022, giá giảm do nhu cầu trên thị trường yếu, các trường học vẫn chưa bước vào năm học mới và Chính phủ yêu cầu bình ổn giá thịt lợn. 

Trước diễn biến giá thịt lợn và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng cao thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương theo dõi sát diễn biến, tình hình giá thịt lợn; quyết liệt thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; bảo đảm quyền lợi của người chăn nuôi, đồng thời không để thiếu hụt thịt lợn, giá thịt lợn tăng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và gây áp lực lên lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất khẩu thịt lợn qua biên giới. 

Thời gian tới, dự báo giá lợn hơi sẽ dao động quanh ngưỡng 70.000 đồng/kg, vào cuối năm thì giá lợn hơi có thể sẽ tăng do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng, hơn nữa giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao khiến chi phí chăn nuôi tăng. Để hạ giá thành chăn nuôi, các trang trại phải tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước, chí phí thấp hơn, kiểm soát phòng chống dịch tả lợn châu Phi tốt. Các cơ quan chức năng cũng cần kiểm soát xuất khẩu lợn tiểu ngạch sang các nước láng giềng, tăng nguồn thịt nhập khẩu chất lượng.

Theo Tổng cục Thống kê, ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, tuy nhiên do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi tăng, nên người chăn nuôi không mở rộng quy mô, tổng số gia cầm của cả nước tính đến cuối tháng 7/2022 tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021 - đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2018-2022. Tổng số bò của cả nước tính đến cuối tháng 7/2022 tăng khoảng 2,6%; tổng số lợn tăng khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021. 

Năm 2022, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2022 đạt khoảng 5,0- 5,5% so với năm 2021. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,95 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 (trong đó sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,2 triệu tấn và sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 8,59 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 34,69 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 25 thị trường. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là nhiều nhất, chiếm 51,1% tổng trị giá xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với 3,44 nghìn tấn, trị giá 17,71 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm 29,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá lợn hơi ngày 18/8, thị trường bất ngờ rớt giá nhẹ - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 gồm các chủng loại như: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh... Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 5,13 nghìn tấn, trị giá 22,64 triệu USD, tăng 127,2% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông, Thái Lan và Lào. 

Về nhập khẩu: Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 289,37 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 648,51 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 47 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 79,7 nghìn tấn, trị giá 250,97 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; chiếm 27,5% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. 

Các chủng loại thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2022 gồm: Thịt trâu tươi đông lạnh; đùi gà đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt gà tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 45,18 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 95,92 triệu USD, giảm 44,1% về lượng và giảm 48,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá nhập khẩu trung bình đạt 2.123 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2021. Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập khẩu từ 22 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 35,1%; Nga chiếm 25,7% và Đức chiếm 16,6%...

Giá lợn hơi ngày 18/8, thị trường bất ngờ rớt giá nhẹ - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Còn theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi gần 800 triệu USD để nhập khẩu thịt, phụ phẩm thịt sau giết mổ. Các loại thịt nhập khẩu tràn ngập thị trường với giá khá rẻ.

Cụ thể, tính đến hết tháng 7 năm nay, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta ước đạt 226 triệu USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 68,6 triệu USD, tăng 1,8%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 61,2 triệu USD, tăng 1,4%.

Ở nhóm ngành hàng này, Việt Nam tiếp tục là nước nhập siêu. Trong 7 tháng năm nay, giá trị nhập khẩu lên tới 1,9 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 825,3 triệu USD, tăng 11%.

Riêng với mặt hàng thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật giá trị nhập khẩu lên tới 774,3 triệu USD, giảm 11,6%.

Dù lượng thịt nhập khẩu về giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng trên thị trường, các loại thịt, phụ phẩm nhập khẩu được rao bán với giá khá rẻ so với hàng nội địa.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục