Giá lợn hơi ngày 19/8, cao nhất 71.000 đồng/kg, người chăn nuôi khó đoán trước được tình thế
Giá lợn hơi ngày 19/8, thị trường tăng nhẹ một số nơi
Giá lợn hơi hôm nay 19/08/2022, miền Đông có tín hiệu tốt. Trong khi có miền đứng giá, miền Đông đã có dấu hiệu tăng nhẹ ở một số tỉnh: Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Thuận tăng 1.000-3.000 đồng/kg, mức giá trung bình miền Đông đạt 63.500 đồng/kg.
Giá lợn hơi CP cao nhất tại miền Bắc, đứng ở mức 69.000 đồng/kg; tại miền Trung, miền Đông, miền Tây, giá lợn hơi CP đứng ở mức 65.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi Trung Quốc hôm nay giảm nhẹ đứng ở mức 71.300 đồng/kg.
Hi vọng tuần sau giá lợn hơi sẽ có chuyển biến lớn hơn theo chiều tích cực. Giá lợn hơi gần đây có nhiều biến động, người chăn nuôi khó đoán trước được tình thế.
Trước đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi sáng nay ghi nhận mức giảm nhẹ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành và dao động trong khoảng 65.000 - 71.000 đồng/kg. Trong đó, Hưng Yên giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 70.000 đồng/kg, cùng với Thái Bình. Cùng giảm 2.000 đồng/kg, Phú Thọ và Bắc Giang lần lượt thu mua lợn hơi ở mốc 67.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Hà Nam tiếp tục giao dịch tại mức 65.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Hà Nội là địa phương ghi nhận mức giá lợn hơi cao nhất khu vực 71.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh tăng/giảm trái chiều và dao động trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng hiện thu mua lợn hơi với giá 64.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Ở chiều ngược lại, sau khi tăng 3.000 đồng/kg, giá lợn hơi hôm nay ở Bình Thuận đang giao dịch trong khoảng 62.000 đồng/kg. Ghi nhận mức tăng giá cao nhất 5.000 đồng/kg, giá lợn hơi sáng nay tại Đắk Lắk ở mức 63.000 đồng/kg. Các địa phương gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa tiếp tục neo tại ngưỡng cao nhất khu vực là 67.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm ở một số địa phương và dao động trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, Cần Thơ giảm 2.000 đồng/kg, đưa giá lợn hơi xuống mức 64.000 đồng/kg, ngang bằng Đồng Nai và Long An. Cùng giảm 2.000 đồng/kg còn có Tiền Giang, hiện thương lái đang giao dịch ở mức 65.000 đồng/kg. Nhiều tỉnh thành còn lại tiếp tục duy trì giao dịch quanh ở mức 65.000 đồng/kg, gồm Bình Phước, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh,... Hiện, Cà Mau là địa phương ghi nhận mức giá cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg.
Trong báo cáo ngành chăn nuôi, CTCK BIDV (BSC) phân tích nửa đầu tháng 7, giá heo lợn tăng bật lên mức 70.000 – 73.000 đồng/kg, tăng 30-35% so với đầu năm nhờ triển vọng tái mở cửa nền kinh tế nền kinh tế khiến nhu cầu dự kiến tăng trở lại. Cùng với đó, thị trường lợn Trung Quốc nóng lên cũng tác động tích cực đến giá lợn hơi Việt Nam.
Tuy nhiên, giá lợn hơi lại nhanh chóng trở lại mốc 64.000-67.000 đồng/kg sau động thái siết buôn bán trái phép heo qua biên giới và bình ổn giá thịt lợn trong nước của Chính phủ.
BSC cho rằng giá lợn hơi năm 2023 sẽ quanh mức 68.000 – 70.000 đồng/kg do hoạt động tái đàn thấp, nguồn cung dự kiến suy giảm.
Thực tế, chăn nuôi nông hộ chiếm 60-70% tổng nguồn cung lợn hơi cả nước đang phải chịu áp lực từ chi phí đầu vào cao hơn 15-20%, trong đó có chi phí thức ăn chăn nuôi, tỷ lệ chết ở lợn cao do dịch, nguyên liệu tăng theo giá dầu...
Giá nguyên vật liệu thô như lúa mạch, ngô… đã có tín hiệu suy giảm vào đầu quý III nhờ triển vọng về thời tiết thuận lợi và những đàm phán về việc để Ukraine tái xuất khẩu ngũ cốc, hỗ trợ tích cực nguồn cung.
Tuy nhiên, mức giảm giá bán thức ăn chăn nuôi đến tay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ có độ trễ 2-3 tháng do tồn kho giá cao tại đại lý các cấp. Cùng với đó, hoạt động tái đàn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cần 4 -5 tháng. Do đó, BSC cho rằng nguồn cung lợn hơi vẫn chưa có nhiều chuyển biến trong nửa đầu 2023.
Để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm, cả nước phải đạt sản lượng thịt các loại khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi phải đạt trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn. Dự báo nhu cầu vào thời điểm Tết Nguyên đán thường tăng từ 10 - 20% so với bình thường. Bộ Nông nghiệp đang tập trung giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, trong đó có giá thức ăn chăn nuôi.
Dự kiến nhu cầu lợn thịt năm nay khoảng 51 triệu con với tốc độ tăng đàn khoảng 4,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu giảm như hiện nay, người chăn nuôi đang rất cần hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ từ những tổ chức tín dụng, giúp họ tăng đàn thuận lợi trong thời gian tới.