Giá vật liệu hôm nay 19/7: Động thái "nóng" của Trung Quốc, thép, quặng sắt tiếp đà tăng

P.V Thứ ba, ngày 19/07/2022 14:04 PM (GMT+7)
Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép hôm nay tiếp đà tăng lên mức 3.819 nhân dân tệ/tấn. Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 9 liên tiếp từ ngày 17/7 với mức giảm 250.000 đồng/tấn...
Bình luận 0

Giá vật liệu hôm nay 19/7: Thép tiếp đà tăng, đạt mức 3.819 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 109 nhân dân tệ lên mức 3.819 nhân dân tệ/tấn. Giá thép giao kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 75 nhân dân tệ, lên mức 3.803 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt cũng tăng trở lại. Giá quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên và Singapore ngày 18/7/2022 tăng trở lại trên mốc 100 USD do Trung Quốc - nhà sản xuất thép hàng đầu đã tìm cách giảm bớt lo ngại về khó khăn tài chính đang đối mặt với lĩnh vực bất động sản của họ, nhưng dịch Covid-19 quay trở lại đã hạn chế mức tăng.

Trên Sàn giao dịch Singapore giá quặng sắt giao tháng 8 tăng 3,7% lên mức 100,05 USD/tấn, phục hồi từ mức thấp nhất trong 8 tháng là 96 USD/tấn.

Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên - Trung Quốc, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 đã kết thúc giao dịch ban ngày tăng 2,2% lên mức 679 nhân dân tệ (tương đương 100,63 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong 7 tháng là 638,50 nhân dân tệ/tấn.

Các mặt hàng khác trong khu phức hợp sắt thép của Trung Quốc cũng phục hồi sau những đợt bán tháo gần đây, với thép cây xây dựng trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2,1% và thép cuộn cán nóng tăng 3,1%. Thép không gỉ tăng 0,2%. Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 3,6% và giá than cốc tăng 3,3%.

Giá vật liệu hôm nay 19/7: Động thái "nóng" của Trung Quốc, thép, quặng sắt tiếp đà tăng - Ảnh 1.

Trung Quốc mở rộng các khoản vay cho bất động sản, giá thép, quặng sắt bật tăng.

Trung Quốc đang kêu gọi các ngân hàng mở rộng khoản vay cho các dự án bất động sản đủ điều kiện và đáp ứng nhu cầu tài chính của các nhà phát triển, nhằm giảm bớt lo ngại gây ra đối với những công trình nhà ở chưa được bàn giao. Ngày càng nhiều người mua nhà trên khắp Trung Quốc đe dọa ngừng thanh toán cho các dự án bất động sản bị đình trệ, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng bất động sản đã ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Nhu cầu thép - vốn được coi là một thước đo sức khoẻ nền kinh tế Trung Quốc - đang phản ánh sự giảm tốc trên diện rộng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, cho dù các số liệu gần đây cho thấy một vài tín hiệu lạc quan, bao gồm sản lượng công nghiệp tháng 5 tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ tháng 6, Trung Quốc hứng chịu các đợt nắng nóng khắc nghiệt trên 40 độ C ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó, tại miền Nam liên tục xảy ra các đợt mưa lũ. Một số nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc cũng đã phải tạm ngừng hoạt động ở một số cơ sở hoặc giảm công suất để bảo dưỡng sớm hơn bình thường do biên lợi nhuận thấp và hàng tồn kho cao.

Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 6 cũng giảm so với một năm trước đó do nhu cầu thấp do các nhà máy thép vẫn đang giảm sản lượng và chịu lỗ do tồn kho cao, đơn hàng chậm chạp. Trong nửa đầu năm 2022, sản lượng thép của Trung Quốc đạt gần 527 triệu tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 19/7 

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (19/7) không có biến động. Nhiều doanh nghiệp thép đã tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến hơn 250.000 đồng/tấn từ ngày 17/7. Đợt điều chỉnh này là lần giảm thứ 9 liên tiếp từ ngày 11/5. Nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường thép chững lại.

Giá vật liệu hôm nay 19/7: Động thái "nóng" của Trung Quốc, thép, quặng sắt tiếp đà tăng - Ảnh 2.

Doanh nghiệp thép đã tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến hơn 250.000 đồng/tấn từ ngày 17/7.

Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. 

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 15.910 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.860 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.710 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.160 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 15.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.240 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 19/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 19/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 19/7

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 15.910 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.510 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.860 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.110 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.800 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.100 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 19/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 19/7

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 16.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.900 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 15.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.960 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 15.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.090 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 19/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 11.

Giá vật liệu hôm nay 19/7

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022. Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cho biết dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

  • Giá vật liệu hôm nay 14/7: Tiếp đà giảm trên sàn giao dịchĐỌC NGAY

  • Giá vật liệu hôm nay 13/7: Giá thép tiếp tục giảm "sốc"ĐỌC NGAY

  • Giá vật liệu hôm nay 12/7: Thép, quặng sắt tiếp đà giảm đầy lo ngạiĐỌC NGAY

VSA cho rằng thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý III, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.

Theo báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm, VnDirect kỳ vọng việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư công thực hiện tăng và sự nóng lên của thị trường bất động sản, sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 5 - 10% so với cùng kỳ.

Theo đó, giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn, đạt 16,1 triệu đồng/tấn, và về mức 14,5 triệu đồng/tấn trong năm sau. Giá thép xây dựng giảm hạ bớt gánh nặng cho nhiều doanh nghiệp xây dựng khi thép thường chiếm khoảng 20 - 30% chi phí mỗi công trình.

Suốt thời gian dài, biên lợi nhuận của ngành thép chịu nhiều áp lực khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, kèm theo đó là thị trường bất động sản trầm lắng và đầu tư công chưa đạt kỳ vọng.

Tuy nhiên, kênh xuất khẩu vẫn có xu hướng chững lại trong những tháng gần đây, đặc biệt trong mảng tôn mạ, với sản lượng hàng tháng thấp hơn khoảng 30% so với mức đỉnh trong quý IV/2021.

Công ty chứng khoán SSI cho biết 5 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và thép ống) trong tháng 4 và tháng 5 đã lao dốc 32%.

SSI nhận định nhu cầu yếu hơn do sự kết hợp của ba yếu tố: Giá thép cao, cùng với sự gia tăng của các chi phí vật liệu xây dựng khác khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ; lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh, khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho và các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản.

Tương tự như tiêu thụ thép trong nước, SSI cho rằng xuất khẩu thép trong quý tới có khả năng giảm tốc do nhu cầu chậm lại trước lo ngại giá thép đi xuống và các biện pháp bảo hộ từ các thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu ảm đạm và giá thép suy yếu là những yếu tố khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp thép như Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim có thể đi xuống trong năm 2022.

SSI điều chỉnh dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) từ 176.000 tỷ đồng và 31.100 tỷ đồng xuống 160.000 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2021 và 26.500  tỷ đồng, giảm 23,1%.

Còn với với Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG), SSI cho rằng lợi nhuận sau thuế năm 2022 của doanh nghiệp này khoảng 1.400 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ, mặc dù doanh thu vẫn ổn định do giá bán bình quân đã tăng trước đó.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của CTCP Thép Nam Kim được dự báo giảm 39% so với cùng kỳ, xuống còn 1.350 tỷ đồng.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem