Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành 21/7 sẽ ra sao?

Nguyễn Phương Thứ hai, ngày 18/07/2022 10:45 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Giá dầu thô giằng co trong phiên giao dịch sáng nay trong bối cảnh lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn và rõ ràng. Trong nước, giá xăng kỳ điều chỉnh ngày 21/7 được dự báo có thể tiếp tục giảm khá mạnh...
Bình luận 0

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn và rõ ràng khiến giá dầu hôm nay giằng co mạnh, trong đó dầu Brent trồi sụt trước mốc 100 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Giá dầu thô giằng co mạnh

Cập nhật lúc 10h20 sáng nay, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng trở lại 0,32% lên 97,97 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng tăng 0,64% lên 101,81 USD/thùng.

Trước đó, vào đầu giờ sáng ngày 18/7, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 93,53 USD/thùng, giảm 1,04 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 99,85 USD/thùng, giảm 1,31 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành 21/7 sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn và rõ ràng khiến giá dầu hôm nay giằng co mạnh, trong đó dầu Brent lấy trồi sụt trước mốc 100 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành 21/7 sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn và rõ ràng khiến giá dầu hôm nay giằng co mạnh, trong đó dầu Brent lấy trồi sụt trước mốc 100 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành 21/7 sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn và rõ ràng khiến giá dầu hôm nay giằng co mạnh, trong đó dầu Brent lấy trồi sụt trước mốc 100 USD/thùng.

Giá dầu ngày 18/7 giằng co mạnh chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu sụt giảm, đặc biệt là tại Trung Quốc bởi diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19.

Dữ liệu mới nhất được công bố hôm 13/7, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018 do các nhà máy lọc dầu của nước lại hạn chế công suất do lo ngại các đợt phong toả sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.

Cụ thể, sản lượng của các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc đã giảm gần 10% so với 1 năm trước. Riêng tháng 6, sản lượng đã giảm tới 6%.

Các báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây đều đưa cảnh báo về nhu cầu dầu toàn cầu đang giảm, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn.

Còn theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nhu cầu đã giảm xuống còn 18,7 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.

Ngày 11/7, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sử dụng đồng Euro. Trước đó, hồi tháng 5/2022, EC đã hạ dự báo tăng trưởng xuống còn 2,7%, giảm mạnh so với dự báo 4% được đưa ra hồi tháng 2/2022.

Giá dầu hôm nay còn chịu áp lực giảm giá mạnh bởi lo ngại suy thoái kinh tế ngày một lớn bởi tình hình “dịch chồng dịch” đang diễn ra tại nhiều quốc gia, lạm phát leo thang… đe doạ nghiêm trọng nỗ lực phục hồi kinh tế của các nước.

Đồng USD treo cao cũng là tác nhân khiến giá dầu thô đi xuống vào đầu giờ sáng.

Trước đó, trong một diễn biến khác, ngày 16/7, Thái tử Saudi Arabia (A-rập Xê-út) Mohammed bin Salman cho biết nước này sẽ không có thêm công suất sản xuất để tăng sản lượng dầu thô lên hơn 13 triệu thùng/ngày.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Arab diễn ra cùng ngày tại thành phố cảng Jeddah của Saudi Arabia, ông Mohammed bin Salman nêu rõ Saudi Arabia đã thông báo tăng công suất sản xuất lên 13 triệu thùng/ngày, do đó quốc gia Trung Đông này sẽ không có thêm bất kỳ năng lực nào nữa để tăng sản lượng. Saudi Arabia trước cho hay họ đặt mục tiêu đạt công suất sản xuất 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027.

Thái tử Mohammed bin Salman nhấn mạnh cần phải có các nỗ lực thống nhất để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu, cho rằng các chính sách phi thực tế liên quan đến các nguồn năng lượng sẽ chỉ dẫn đến lạm phát.

Ông nói: "Việc áp dụng các chính sách phi thực tế để cắt giảm lượng khí thải bằng cách loại trừ các nguồn năng lượng chủ chốt sẽ dẫn đến lạm phát chưa từng có, đẩy giá năng lượng lên cao, khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và dẫn đến các vấn đề xã hội và an ninh ngày càng trầm trọng hơn".

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu…, giá xăng đã được điều chỉnh giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành 21/7 sẽ ra sao? - Ảnh 4.

Xăng có thể giảm thêm 2.500 - 3.500 đồng/lít trong kỳ điều chỉnh ngày 21/7 nếu giá dầu thế giới tiếp tục ổn định và nhà điều hành trích lập quỹ bình ổn mức vừa phải.

Theo đó, kể từ 0h ngày 11/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm giá xăng E5 RON 92 3.110 đồng/lít, xuống mức không quá 27.780 đồng/lít; giá xăng RON 95 giảm 3.090 đồng/lít, xuống mức không quá 29.670 đồng/lít.

Giá bán các mặt hàng dầu cũng giảm mạnh, trong đó dầu diezel giảm 3.022 đồng/lít, xuống mức không quá 26.590 đồng/lít; dầu hoả giảm còn không quá 26.345 đồng/lít…

Ở kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương – Tài chính cũng quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng ở mức 950 đồng/lít, dầu diesel 550 đồng/lít, dầu mazut 950 đồng/kg và dầu hỏa 500 đồng/lít. Cùng với đó, cơ quan quản lý yêu cầu ngừng chi sử dụng Quỹ đối với các loại xăng dầu.

Bộ Công Thương cho hay, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá ngày 1/7 và ngày 11/7/2022 là: 128,707 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 19,070 USD/thùng, tương đương giảm 12,90% so với kỳ trước); 136,530 USD/thùng xăng RON95 (giảm 18,314 USD/thùng, tương đương giảm 11,83% so với kỳ trước; 140,858 USD/thùng dầu hỏa (giảm 21,062 USD/thùng, tương đương giảm 13,00% so với kỳ trước); 146,705 USD/thùng dầu diesel (giảm 20,690 USD/thùng, tương đương giảm 12,36% so với kỳ trước); 533,750 USD/tấn dầu mazút 180CST 3,5S (giảm 72,645 USD/tấn, tương đương giảm 11,980% so với kỳ trước).

Cùng với việc giá thế giới giảm mạnh, cơ quan điều hành nhấn mạnh rằng, ngày 8/7 vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo mức Chính phủ đề xuất và bắt đầu áp dụng từ ngày 11/7, việc này đã góp phần hỗ trợ giảm giá xăng dầu trong nước.

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 18/7 như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 27.788 đồng/lít, tức giảm 3.103 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Xăng RON95-III không cao hơn 29.675 đồng/lít, cũng giảm tới 3.088 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Dầu diesel 0.05S không cao hơn 26.593 đồng/lít, giảm 3.022 đồng/lít. Dầu hỏa không cao hơn 26.345 đồng/lít, giảm 2.008 đồng/lít. Dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 17.712 đồng/kg, giảm 2.010 đồng/kg so với giá bán hiện hành.

Được biết, dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 13/7 tiếp tục giảm mạnh so với kỳ trước. Cụ thể, xăng RON 92 là 112,74 USD/thùng, xăng RON 95 là 118,02 USD/thùng, dầu hỏa là 136,9 USD/thùng, dầu diesel là 139,9 USD/thùng và dầu mazut là 468,4 USD/tấn. Mức giá này giảm khá mạnh so với ngày 8/7.

Trên thị trường thế giới, dù giá dầu đã phục hồi phần nào trong phiên giao dịch 15/7 nhưng tính chung cả tuần, dầu WTI vẫn giảm 6,9% và trong khi dầu Brent giảm 5,5%.

Theo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, khả năng cao là giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm, nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm khoảng 2.500 - 3.500 đồng/lít, trong kỳ điều hành ngày 21/7. Tuy nhiên, mức điều chỉnh cụ thể thế nào còn phụ thuộc vào biến động giá dầu những ngày tới (trước kỳ điều hành giá) và việc điều hành Quỹ Bình ổn giá (BOG).

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính mới đây đề xuất giảm một nửa mức thuế suất nhập khẩu xăng. Cụ thể, Bộ này có công văn gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định về dự án nghị định sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống còn 10%.

Bộ Tài chính cũng báo cáo Thủ tướng cho phép trước mắt tách nội dung giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với xăng để ban hành một nghị định riêng theo trình tự, thủ tục rút gọn và có thể áp dụng ngay.

Đánh giá số thu ngân sách nếu đề xuất trên được áp dụng, Bộ Tài chính cho hay cơ bản sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách nhà nước.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, nhập khẩu xăng dầu đạt 717 nghìn m3, tương đương 812 triệu USD, giảm 19% về lượng và giảm 9% giá trị so với tháng 5. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam đi xuống.

Tính chung 6 tháng đầu năm, nhập khẩu xăng dầu các loại đạt gần 4,8 triệu m3, tương đương 5 tỷ USD, tăng 18% về lượng và tăng gần 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem