Giá xăng dầu hôm nay 7/9: Dầu lao dốc, lo ngại nhu cầu suy yếu

Nguyễn Phương Thứ tư, ngày 07/09/2022 07:16 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 7/9: Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu giảm và đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu hôm nay đồng loạt giảm mạnh...
Bình luận 0

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay, vì lo ngại về triển vọng lãi suất cao hơn và các lệnh phong toả Covid-19 làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu.

Giá xăng dầu hôm nay 7/9: Dầu thô lao dốc mạnh

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 7/9/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 86,45 USD/thùng, giảm 0,06 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 6/9, giá dầu WTI giao tháng 10/2022 đã giảm tới 2,34 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 92,78 USD/thùng, giảm 0,05 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 2,61 USD so với cùng thời điểm ngày 6/9.

Giá xăng dầu hôm nay 7/9: Dầu lao dốc, lo ngại nhu cầu suy yếu - Ảnh 1.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay, vì lo ngại về triển vọng lãi suất cao hơn và các lệnh phong toả Covid-19 làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu.

Giá xăng dầu hôm nay 7/9: Dầu lao dốc, lo ngại nhu cầu suy yếu - Ảnh 2.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay, vì lo ngại về triển vọng lãi suất cao hơn và các lệnh phong toả Covid-19 làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu.

Giá xăng dầu hôm nay 7/9: Dầu lao dốc, lo ngại nhu cầu suy yếu - Ảnh 3.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay, vì lo ngại về triển vọng lãi suất cao hơn và các lệnh phong toả Covid-19 làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu.

Giá dầu ngày 7/9 sụt giảm mạnh chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế đang hiện hữu ngày một rõ ràng hơn ở nhiều quốc gia, nền kinh tế lớn.

Tại châu Âu, khu vực EuroZone được dự báo gần như chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái khi các kết quả khảo sát mới nhất được công bố ngày 5/9 cho thấy cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí nghiêm trọng hơn và triển vọng ảm đạm tiếp tục khiến người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu.

Áp lực suy thoái kinh tế tại khu vực EuroZone còn lớn hơn khi thông tin Dòng chảy phương bắc 1 vẫn dừng hoạt động, tiếp tục kéo dài thời gian bảo trì. Điều này đồng nghĩa với áp lực về việc đảm bảo nguồn cung khí đốt, năng lượng vào mùa đông vốn đang khó khăn sẽ trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Giá khí đốt cũng theo đó tăng cao.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có cuộc họp vào thứ 5 (ngày 8/9) tới với nội dung trọng tâm là xem xét về việc tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt lạm phát, kiểm soát giá cả đang leo thang.

Giới đầu tư dự báo khả năng ECB sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm. Đây vốn vẫn được xem là “con dao hai lưỡi” bởi việc tăng lãi suất cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí hoạt động, sản xuất của donah nghiệp.

Trong khi tại Trung Quốc, các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt đang được áp dụng tại nhiều thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn cũng đang tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này.

Quyết định giảm nhẹ sản lượng của OPEC+ vào tháng 10/2022 được xem là một chỉ báo về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy yếu.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do đồng USD vọt lên mức cao nhất 20 năm.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Chiều 5/9, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành ngày 5/9.

Bộ Công Thương cho biết, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 22/8/2022-05/9/2022) tiếp tục có những diễn biến tăng giảm đan xen. Đầu kỳ, giá xăng dầu liên tục tăng cao do OPEC dự kiến cắt giảm sản lượng; lo ngại về việc Mỹ không xem xét các nhượng bộ bổ sung đối với Iran trong thỏa thuận hạt nhân Iran; sản xuất, khai thác dầu của Libya và Nigieria không cải thiện; tồn kho xăng dầu của Mỹ giảm trong khi mùa mưa bão tại Mỹ đang đến gần ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và vận chuyển dầu thô.

Đến cuối kỳ, giá xăng dầu lại có xu hướng giảm do đồng USD tăng giá; nhiều nước áp dụng chính sách tăng lãi suất ngân hàng để kiểm soát lạm phát cùng với tình trạng dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn căng thẳng làm kỳ vọng nhu cầu giảm… Nhìn chung, giá xăng dầu trong kỳ vừa qua diễn biến có tăng, có giảm nhưng xu hướng chung là tăng cao đối với dầu diesel và dầu hỏa và giảm nhẹ đối với xăng và dầu mazut.

Giá xăng dầu hôm nay 7/9: Dầu lao dốc, lo ngại nhu cầu suy yếu - Ảnh 3.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành ngày 5/9.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 02 kỳ điều hành giá ngày 22/8/2022 và ngày 05/9/2022 là: 105,431 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 2,195 USD/thùng, tương đương giảm 2,039% so với kỳ trước); 108,866 USD/thùng xăng RON95 (giảm 2,583 USD/thùng, tương đương giảm 2,317 so với kỳ trước; 140,786 USD/thùng dầu hỏa (tăng 11,773 USD/thùng, tương đương tăng 9,126% so với kỳ trước); 143,026 USD/thùng dầu điêzen (tăng 12,175 USD/thùng, tương đương tăng 9,304% so với kỳ trước); 482,322 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 18,717 USD/tấn, tương đương giảm 3,736% so với kỳ trước).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đang được kiểm soát. Theo chủ trương mới của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại.

Kỳ điều hành này, giá cơ sở các mặt hàng xăng và dầu mazut giảm nhẹ, giá mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa tăng cao. Để hỗ trợ cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định dừng trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa, đồng thời, thực hiện chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng này để hạn chế mức tăng cao của giá mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa; giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng và dầu mazut để giảm giá các mặt hàng này theo xu hướng giảm của giá thị trường thế giới.

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước; tiếp tục khôi phục Quỹ BOG để điều hành giá trong thời gian tới khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất ổn và diễn biến phức tạp, khó lường; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 451 đồng/lít (như kỳ trước), xăng RON95 ở mức 493 đồng/lít (như kỳ trước), dầu diesel ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 250 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít) và dầu mazut ở mức 641 đồng/kg (như kỳ trước). Đồng thời, thực hiện chi Quỹ BOG đối với dầu diesel ở mức 300 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 7/9 như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 23.359 đồng/lít (giảm 366 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 871 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 24.230 đồng/lít (giảm 439 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 25.188 đồng/lít (tăng 1.429 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không thực hiện chi Quỹ BOG ở mức 300 đồng/lít thì giá bán sẽ là 25.488 đồng/lít, tăng 1.729 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; Dầu hỏa: không cao hơn 25.445 đồng/lít (tăng 1.389 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không thực hiện chi Quỹ BOG 100 đồng/lít thì giá bán sẽ là 25.545 đồng/lít, tăng 1.489 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 16.077 đồng/kg (giảm 471 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Đây là một kỳ điều hành giá xăng dầu được dư luận đánh giá là khá "kỳ lạ" khi giá dầu diesel lần lượt vượt mặt cả xăng RON 92 lẫn RON 95. Đây cũng là lần giảm giá xăng ngay sau khi hàng loạt thông tin trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh cho rằng nhiều cây xăng cố tình găm hàng chờ tăng giá.

Bộ Công Thương cho biết sẽ căn cứ tình hình sản xuất của hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn để phân bổ hạn mức nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý IV.

Về tình hình cung cấp xăng dầu 6 tháng cuối năm, Tập đoàn dầu khí Việt Nam cho biết nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn đự kiến sản xuất 3,9 triệu mtrong quý III, chiếm 72% tổng nhu cầu và quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3, chiếm 80% tổng nhu cầu.

Về cơ bản, lượng sản xuất theo kế hoạch đề ra để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022 và đã được phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.

Hiện hai nhà máy đều đang vận hành ở công suất tối đa, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong 4 tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem