Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Dầu lao dốc, giá xăng trong nước ngày 11/12 sẽ ra sao?

Nguyễn Phương Thứ sáu, ngày 09/12/2022 08:13 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Đà “lao dốc không phanh” của giá xăng dầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá dầu đang lùi dần về mốc 70 USD/thùng. Thị trường trong nước kỳ vọng giá xăng sẽ có lần giảm thứ 3 liên tiếp vào kỳ điều hành tới, ngày 11/12.
Bình luận 0

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu đang chững lại sau dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục là yếu tố khiến giá dầu có xu hướng giảm, bất chấp đồng USD suy yếu và kỳ vọng Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Giảm phiên thứ 6 liên tiếp?

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 9/12/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 71,96 USD/thùng, tăng 0,50 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 8/12, giá dầu WTI giao tháng 1/2023 đã giảm 0,62 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 2/2023 đứng ở mức 76,62 USD/thùng, tăng 0,47 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 1,07 USD so với cùng thời điểm ngày 8/12.

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Dầu lao dốc, giá xăng trong nước ngày 11/12 sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Giảm phiên thứ 6 liên tiếp?

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Dầu lao dốc, giá xăng trong nước ngày 11/12 sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Giảm phiên thứ 6 liên tiếp?

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Dầu lao dốc, giá xăng trong nước ngày 11/12 sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Giảm phiên thứ 6 liên tiếp?

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Dầu lao dốc, giá xăng trong nước ngày 11/12 sẽ ra sao? - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Giảm phiên thứ 6 liên tiếp?

Giá dầu hôm nay tăng chủ yếu do đồng USD mất giá mạnh và thị trường kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu từ Trung Quốc gia tăng khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Giá dầu ngày 9/12 tăng còn do lo ngại nguồn cung dầu thô từ Nga bị gián đoạn khi nhiều thông tin cho thấy, các đội tàu chở dầu của Nga đang loay hoay với việc chống lại các biện pháp cấm vận, trừng phạt của EU và G7.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hôm nay đang chịu áp lực giảm mạnh bởi lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy yếu trong bối cảnh áp lực suy thoái kinh tế lại được dấy lên. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu thô tiếp tục xuyên đáy trong năm.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần tính đến ngày 2/12, tồn kho các sản phẩm chưng cất của nước này đã tăng 6,2 triệu thùng, vượt xa con số dự báo 2,2 triệu thùng; tồn kho tăng 5,3 triệu thùng so với kỳ vọng tăng 2,7 triệu thùng; dữ trữ dầu thô giảm 5,2 triệu thùng.

Viện Dầu khí Mỹ (API) trước đã đã đưa dự báo dự trữ dầu thô của nước này giảm khoảng 6,4 triệu thùng.

Ở diễn biến khác, Ả Rập Xê-út đã quyết định giảm giá dầu thô sẽ bán cho châu Á vào tháng 1/2023 xuống mức thấp nhất trong 10 tháng, trong bối cảnh có dấu hiệu nhu cầu mờ nhạt tại thị trường nhập khẩu dầu quan trọng nhất thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự báo sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mới vào cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 13-14/12 tới. Mức tăng lãi suất sẽ vào khoảng 50 điểm phần trăm. Điều này được dự báo sẽ kéo theo một đợt tăng lãi suất mới của các ngân hàng trung ương, qua đó sẽ làm gia tăng các chi phí cho các hoạt động kinh tế.

Giá dầu châu Á phục hồi trong phiên 8/12, nhờ tâm lý lạc quan khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm trong phiên trước.

Các nhà chiến lược thị trường cho rằng, giá dầu có thể đang ổn định sau khi giảm mạnh gần đây, nhưng những lo ngại về nhu cầu có thể vẫn là yếu tố chính gây sức ép lên thị trường. Những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế khiến nhu cầu nhiên liệu tiếp tục hạn chế đà tăng của giá dầu.

Trong khi đó, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước, dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất tăng mạnh, gây thêm lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu. 

Sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong năm nay, giá dầu dường như đang đón nhận lực mua bắt đáy quay trở lại thị trường. Trước giới hạn giá dầu 60 USD/thùng mà EU và các quốc gia G7 áp đặt lên dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga, dòng chảy dầu thô trên thực tế có thể khá phức tạp.

Thị trường dầu vật chất thường không chứng kiến các giao dịch với giá dầu thô cố định. Dầu được bán với giá cao hơn hoặc chiết khấu so với giá kỳ hạn của các tiêu chuẩn quốc tế chính như Brent hoặc giá trung bình của Oman/Dubai. Điều đó khiến người mua lo ngại rằng họ có thể vô tình vi phạm giới hạn. Ví dụ, giá của loại dầu Urals hàng đầu của Nga được chiết khấu so với Brent sẽ cao hơn 60 USD/thùng vài tuần sau khi giao dịch dầu mỏ được thực hiện. Điều này sẽ gây hạn chế tới việc tiếp cận các dịch vụ vận tải và bảo hiểm từ EU và cũng có khả năng làm gián đoạn dòng chảy.

Thực tế, tình trạng tắc nghẽn giao thông của hơn chục tàu chở dầu bị mắc kẹt ở eo biển Thổ Nhĩ Kỳ do tranh chấp giữa các công ty bảo hiểm hàng hải và chính quyền địa phương do các lệnh trừng phạt và giới hạn giá mới cũng đang làm phức tạp hơn dòng chảy dầu. Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm rõ rệt kể từ khi lệnh trừng phạt mới và giá trần có hiệu lực. Theo Kpler, một công ty phân tích hàng hóa, xuất khẩu đường biển của Nga đã giảm gần 500.000 thùng/ngày vào thứ ba, giảm khoảng 16% so với mức trung bình 3,08 triệu thùng/ngày của tháng 11. Điều đó có thể sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu.

Tuy nhiên, rủi ro vĩ mô vẫn đang là yếu tố chính yếu đè nặng lên triển vọng nhu cầu, và sẽ còn là trở ngại đáng chú ý đối với thị trường tài chính nói chung và dầu thô nói riêng trong giai đoạn tới. Các báo cáo trên thị trường dầu vẫn cho thấy lăng kính về bức tranh tiêu thụ kém sắc, cản trở đà phục hồi của giá. 

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 1/12, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 1/12.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu lần thứ nhất tháng 12, liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá xăng dầu giảm từ 832 đồng đến 1.588 đồng từ 15 giờ chiều ngày 1/12.

Tại kỳ điều hành này, Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít; xăng RON 95 ở mức 400 đồng/lít; dầu diesel ở mức 700 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít; dầu mazut ở mức 500 đồng/kg. Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 9/12: Dầu lao dốc, giá xăng trong nước ngày 11/12 sẽ ra sao? - Ảnh 5.

Theo dữ liệu của Bộ Công thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore liên tục duy trì mức giá 91 USD/thùng. Mức giá này thấp hơn nhiều so với kỳ trước nên mở ra kỳ vọng giá xăng trong nước sẽ giảm lần thứ 3 liên tiếp vào kỳ điều hành tới, ngày 11/12.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 9/12 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.679 đồng/lít (giảm 992 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 1.025 đồng/lít; Xăng RON 95-III không cao hơn 22.704 đồng/lít (giảm 1.083 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 23.213 đồng/lít (giảm 1.588 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 23.562 đồng/lít (giảm 1.078 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.953 đồng/kg (giảm 832 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Cũng theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/11/2022 và kỳ điều hành ngày 01/12/2022 là: 89,324 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 6,217 USD/thùng, tương đương giảm 6,51% so với kỳ trước); 93,965 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 7,235 USD/thùng, tương đương giảm 7,15% so  với kỳ trước); 115,686 USD/thùng dầu hỏa (giảm 8,788 USD/thùng, tương đương giảm 7,06% so với kỳ trước); 117,690 USD/thùng dầu điêzen (giảm 14,763 USD/thùng, tương đương giảm 11,15% so với kỳ trước); 391,780 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 37,006 USD/thùng, tương đương 8,63% so với kỳ trước).

Mới đây, Bộ Công Thương đã đưa ra hai kịch bản về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Theo đó, kịch bản 1 có tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25,9 triệu m3/tấn xăng dầu; kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26,7 triệu m3/tấn.

Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu đến năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các nhà máy lọc dầu trong nước tăng cường năng lực sản xuất và các doanh nghiệp nhà nước tăng khối lượng nhập khẩu xăng dầu ít nhất đến tháng 6/2023.

Các doanh nghiệp đầu mối cần thực hiện nghiêm túc hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu đã được phân giao từ đầu năm và bổ sung. Đồng thời, tiếp tục rà soát đề xuất cập nhật kịp thời chi phí phát sinh vào công thức tính giá cơ sở để tiếp tục điều chỉnh (nếu có).

Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định, nhất là hành vi đầu cơ, trục lợi hoặc găm hàng chờ tăng giá.

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore liên tục duy trì mức giá 91 USD/thùng. Mức giá này thấp hơn nhiều so với kỳ trước nên mở ra kỳ vọng giá xăng trong nước sẽ giảm lần thứ 3 liên tiếp vào kỳ điều hành tới, ngày 11/12.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem