Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng gần 19%, triển vọng tốt về bán tiêu cho Trung Quốc
Hạt tiêu Việt xuất khẩu tăng cả về lượng và giá
Giá tiêu hôm nay 11/1 tại thị trường trong nước neo cao sau phiên điều chỉnh tăng. Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 60.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay duy trì ở 59.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay chững lại và neo cao. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay đang được các thương lái thu mua ở mức 58.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tại Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 59.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên, và giữ ổn định tại khu vực Đông Nam bộ.
Kết thúc phiên hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.596 USD/tấn, tăng 0,39%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tăng 1,92 %, ở mức 2.600 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok 6.298 USD/tấn, tăng 4,92%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.200 - 3.300 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.700 USD/tấn.
Nhận định về thị trường tuần đầu tiên năm 2023, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho thấy chiều hướng tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận sự sụt giảm. Giá tiêu trắng Indonesia tăng trong bối cảnh các hoạt động xuất khẩu vẫn trì hoãn do thời tiết xấu. Giá tiêu nội địa của Malaysia tăng trong 2 tuần qua. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Malaysia tiếp tục ổn định và không thay đổi. Còn tại khu vực Nam Á, giá tiêu của Ấn Độ và Srilanka vẫn giữ ổn định.
Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226.000 tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021.
Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu giảm do lạm phát tăng cao và chính sách "Zezo Covid" của Trung Quốc. Mặc dù vậy, giá hạt tiêu năm 2022 cao hơn so với năm 2021 dẫn đến trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường tăng.
Bộ Công Thương cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2022, các thị trường Đức, Anh, Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng lần lượt 19,8%, 59,5% và 31,5%, đạt trên 53 triệu USD, 32,68 triệu USD và 23,34 triệu USD. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Đức, Anh, Pháp ở mức cao, lần lượt là 45,52%, 54,14% và 40,39% trong 10 tháng năm 2022.
Dự báo trong ngắn hạn, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh, Pháp sẽ duy trì ở mức thấp. châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng khiến lạm phát tăng cao, kinh tế suy giảm. Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại châu Âu sẽ tăng trở lại khi các vấn đề về năng lượng, lạm phát được giải quyết, điều này sẽ tác động tích cực lên ngành hạt tiêu Việt Nam.
Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định. Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hạt tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hạt tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.
Riêng về thị trường Trung Quốc, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2022, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 11,6 triệu USD, giảm 20,2%. Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 32,11% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022, cao hơn so với thị phần 31,76% cùng kỳ năm 2021.
Dự báo năm 2023, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục chịu sức ép
Dự báo năm 2023, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục chịu sức ép giảm do nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp, nguồn cung dồi dào. Hiện vụ thu hoạch hạt tiêu vụ mùa năm 2023 tại Việt Nam đã bắt đầu tại một số địa phương. Qua Tết Nguyên đán sẽ bắt đầu mùa vụ thu hoạch chính và kéo dài đến hết tháng 4. Dự kiến sản lượng hạt tiêu vụ mùa năm 2023 sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2022, đạt 180.000 – 185.000 tấn.
Năm 2022, giá hạt tiêu nội địa biến động theo xu hướng giảm dần. Sau khi ghi nhận ở mức cao trong quý I/2022 (từ 82.500 – 85.000 đồng/kg vào tháng 2/2022), giá biến động giảm xuống mức thấp nhất trong năm vào quý IV/2022. Ngày 24/12/2022, giá hạt tiêu đen giảm mạnh từ 2.500 – 3.500 đồng/kg so với ngày 30/11/2022, xuống mức thấp nhất 60.000 đồng/kg tại tỉnh Đồng Nai; mức cao nhất 63.000 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giá hạt tiêu trắng ở mức 93.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg so với cuối tháng 11/2022 và thấp hơn nhiều so với mức giá 119.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.
Năm 2022, ngành hạt tiêu của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm. Do đó, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc giảm. Theo ước tính, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226 nghìn tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021.
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021. Dự báo năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hạt tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa Đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng. Thời điểm này trùng với hàng vụ mới của Việt Nam được đưa ra thị trường. Do đó, ngành hạt tiêu Việt Nam cần tăng khả năng hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về các khía cạnh như dư lượng hóa chất, các tiêu chí sản xuất bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm mới giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang khu vực châu Á, châu Phi và châu Đại Dương giảm, nhưng xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Á giảm từ 40,24% tổng trị giá trong 11 tháng năm 2021 xuống 35,95% trong 11 tháng năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Âu tăng từ 25,71% tổng trị giá trong 11 tháng năm 2021 lên 26,76% trong 11 tháng năm 2022.
11 tháng năm 2022, trị giá hạt tiêu xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực tăng, ngoại trừ Đức, Trung Quốc. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ tăng từ 24,10% trong 11 tháng năm 2021 lên 28,57% trong 11 tháng năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc giảm từ 10,08% trong 11 tháng năm 2021 xuống 4,54% trong 11 tháng năm 2022.
11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ hạt tiêu đen. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu đen giảm từ 71,38% tổng trị giá trong 11 tháng năm 2021 xuống 65,96% trong 11 tháng năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu đen xay tăng từ 12,46% trong 11 tháng năm 2021 lên 15,59% trong 11 tháng năm 2022.
Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu giảm do lạm phát tăng cao và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc. Mặc dù vậy, giá hạt tiêu năm 2022 cao hơn so với năm 2021 dẫn đến trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường tăng.
Thị trường châu Âu: Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, 10 tháng năm 2022, các thị trường Đức, Anh, Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ thế giới tăng lần lượt 7,8%, 15% và 14,9% so với cùng kỳ năm 2021, đạt lần lượt 116,48 triệu USD, 60,37 triệu USD và 57,78 triệu USD. Trong đó, các thị trường Đức, Anh, Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng lần lượt 19,8%, 59,5% và 31,5%, đạt trên 53 triệu USD, 32,68 triệu USD và 23,34 triệu USD. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Đức, Anh, Pháp ở mức cao, lần lượt là 45,52%, 54,14% và 40,39% trong 10 tháng năm 2022.
Dự báo trong ngắn hạn, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh, Pháp sẽ duy trì ở mức thấp. Hiện châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng khiến giá lạm phát tăng cao, kinh tế suy giảm. Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại châu Âu sẽ tăng trở lại khi các vấn đề về năng lượng, lạm phát được giải quyết, sẽ tác động tích cực lên ngành hạt tiêu Việt Nam. Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành hạt tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có Hiệp định. Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành Hạt tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hạt tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hạt tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.
Thị trường Trung Quốc: Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 36,13 triệu USD, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 11,6 triệu USD, giảm 20,2%. Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 32,11% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022, cao hơn so với thị phần 31,76% trong 10 tháng năm 2021.
Dự báo năm 2023, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc chưa thể bứt phá mạnh, mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng chính sách Zero Covid. Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.
Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 12/2022 xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 20.481 tấn, tiêu đen đạt 18.287 tấn, tiêu trắng đạt 2.194 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 74,1 triệu USD, tiêu đen đạt 62,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 11,2 triệu USD. So với tháng 11 lượng xuất khẩu tăng 24,7%, kim ngạch tăng 21,5%. Hoa Kỳ, Trung Quốc, khối các nước Ả Rập là các thị trường nhập khẩu chính của tiêu Việt Nam trong tháng 12, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đứng đầu đạt 5.864 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu vẫn bao gồm Olam, Trân Châu và Nedspice.