Thứ hai, 10/06/2024

Gói hỗ trợ “khủng” 840.000 tỷ đồng, GDP tăng trưởng trên 6% có xứng đáng?

09/12/2021 11:00 AM (GMT+7)

Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu không có gói hỗ trợ phục hồi kích thích kinh tế hơn 840.000 tỷ, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 và 2023 chỉ đạt lần lượt khoảng 4% và 6%.

Gợi ý chính sách của Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhóm nghiên cứu này đề xuất chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, quy mô lên tới 843.845 tỷ đồng (10,38% GDP) theo giá trị công bố. Giá trị công bố là giá trị danh nghĩa ví dụ như các khoản giãn hoãn thuế, phí, đầu tư vào doanh nghiệp của SCIC…. Cuối cùng, người dân, doanh nghiệp phải trả lại. Còn giá trị thực tế là khoản thực chi, theo đó khoản thực chi trong tổng gói hỗ trợ 843.845 tỷ đồng là 445.760 tỷ đồng.

Trong đó, chính sách tài khóa chiếm vai trò chủ đạo, khoảng 678.395 tỷ đồng, tương đương 8,34% GDP năm 2021; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8% GDP), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng (chiếm 0,16%GDP), chính sách khác là 37.650 tỷ đồng (0,46% GDP). Ngoài ra, sẽ có khoảng 50.000 tỷ (khoảng 0,6% GDP) đầu tư của SCIC vào doanh nghiệp.

Gói hỗ trợ “khủng” 840.000 tỷ đồng, GDP tăng trưởng trên 6%: Có xứng đáng? - Ảnh 1.

Nguồn: Nhóm nghiên cứuThường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Xứng đáng để "đánh đổi"

Đề cập về lý do cần một chương trình kích thích kinh tế "khủng", TS.Cấn Văn Lực - đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu trong 2 năm qua, chưa biết đến khi nào đại dịch này sẽ kết thúc, nguồn cung vaccine còn khan hiếm và phân bổ vaccine không đồng đều.

Trong thời gian tới, thế giới chắc chắn còn đối diện nhiều rủi ro khác như đà phục hồi không đồng đều, vấn đề lạm phát buộc một số quốc gia rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi buộc phải tính thu hẹp dần các gói hỗ trợ và tăng lãi suất, trong khi đó lợi nhuận biên của doanh nghiệp đã và đang suy giảm, vừa do dịch bệnh vừa do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra chưa tăng tương ứng. Cùng với đó, nợ công, thâm hụt ngân sách tăng, rủi ro nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng, rủi ro tội phạm xã hội, tội phạm công nghệ và tài chính tăng,…

Nhìn vào tình hình trong nước, trong khi các quốc gia trên thế giới phục hồi theo hình chữ V rõ nét thì có vẻ như Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ U, hay nói cách khác đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu "lỡ nhịp" sau làn sóng dịch thứ 4, nhất là với mức tăng trưởng -6,17% thấp kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục 3,98% trong quý III vừa qua. Ước tăng trưởng GDP cả năm 2021 khoảng 2%, nhiều khả năng không đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025.

"Trong khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nguồn cung vaccine còn chưa chắc chắn, đây là điểm cần lưu ý vì nếu không có gói hỗ trợ đặc biệt thì nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ lỡ nhịp, tụt hậu", ông Lực nhấn mạnh.


Gói hỗ trợ “khủng” 840.000 tỷ đồng, GDP tăng trưởng trên 6%: Có xứng đáng? - Ảnh 2.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nếu không có chương trình phục hồi quy mô đủ lớn, kết hợp phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thì tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể chỉ ở mức 4-4,5%. Nếu có chương trình hỗ trợ với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài như đề xuất và thực hiện hiệu quả, tăng trưởng GDP của Việt Nam khả năng cao có thể đạt tới 6% năm 2022 và 7,5% vào năm 2023.

Tuy nhiên, Việt Nam phải chấp nhận thâm hụt ngân sách tăng thêm 1 điểm % mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023.

Đối với nợ công, khi có chương trình hỗ trợ tỷ lệ nợ công/GDP chỉ vào khoảng 44,8% vào năm 2022 (trong khi đó nếu không có chương trình hỗ trợ tỷ lệ này ở mức 44,3%). Năm 2023, nợ công chiếm khoảng 41,8% GDP nếu không có chương trình hỗ trợ và đạt 42,8% nếu có chương trình hỗ trợ. Trong khi đó, trần nợ công hiện nay là 60% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng thêm 0,17% điểm % năm 2022 và 0,34 điểm % năm 2023 (không tính các nghĩa vụ bất thường khác nếu có).

Nguồn tiền được giải ngân cũng sẽ khiến áp lực lạm phát và áp lực tỷ giá tăng: Lạm phát năm 2022-2023 được dự báo ở mức 3,5-3,9%, tuy nhiên vẫn nằm trong mục tiêu của Chính phủ.

Đánh giá về chương trình phục hồi và kích thích kinh tế này, TS.Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh cho biết, nếu tung ra chương trình hỗ trợ lên tới 840.000 tỷ (khoảng 1/10 GDP), các chỉ số cân đối vĩ mô như thâm hụt ngân sách, nợ công, hay lạm phát trong tầm kiểm soát như theo tính toán của nhóm nghiên cứu trên, trong khi đó tăng trưởng GDP có thể "nhảy" từ 4% (không có hỗ trợ) lên 6% (có chương trình hộ trợ), tức là đầu tư ra 10 đồng và thu về giá trị gia tăng 2 đồng, đó là con số tốt.

"Nếu được như tính toán của nhóm nghiên cứu, tôi cho rằng cũng xứng đáng để đổi", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nghĩa, thông thường những nước mới nổi như Việt Nam hiệu quả đồng vốn sẽ cao hơn. Như Nhật Bản, quốc gia này đầu tư gói kích thích lên tới 63%GDP nhưng đổi lại họ cũng chỉ được một vài phần trăm GDP. Tương tự Mỹ, một gói kích thích gần 30% GDP, may ra cũng chỉ đẩy tăng trưởng lên được 1 – 2%.


Gói hỗ trợ “khủng” 840.000 tỷ đồng, GDP tăng trưởng trên 6%: Có xứng đáng? - Ảnh 3.

Nếu không có gói hỗ trợ phục hồi kích thích kinh tế hơn 840.000 tỷ, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 và 2023 chỉ đạt lần lượt khoảng 4% và 6%.

Không cần gói hỗ trợ quá lớn

Còn theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính, dư địa thực hiện chính sách tài khóa của Việt Nam vẫn còn nhưng không quá lớn. Do vậy, gói tài khóa trong hai năm 2022 và 2023 khoảng từ 3,8 - 4% GDP là phù hợp, nếu chưa tính đến chi phí y tế.

"Chúng ta cần phải tính đến tính bất định của giai đoạn tiếp theo, nên không nên có gói hỗ trợ quá lớn, trong 2 năm chỉ nên là 6% GDP chưa trừ chi phí y tế và khoảng 4 – 4,2%GDP nếu trừ đi khoản hỗ trợ về y tế", ông Cường nhấn mạnh.

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, không cần tung thêm các gói hỗ trợ, tăng trưởng GDP năm 2022 vẫn có thể đạt 7%.

"Tôi cho rằng, không cần phải có thêm các gói hỗ trợ lên tới hàng trăm nghìn tỷ như các đề xuất gần đây, chỉ cần thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ hiện có, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, tôi tin rằng tăng trưởng GDP năm 2022 có thể lên tới 7%", ông Thịnh nhấn mạnh.

Ông Thịnh cũng lưu ý, việc tung một chương trình hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ đồng liệu dòng tiền có đi đúng hướng không khi sức hấp thụ vốn nền kinh tế đang có vấn đề. Sẽ rất nguy hiểm khi dòng tiền "chảy" vào lĩnh vực đầu cơ, rủi ro mà không đi vào sản xuất kinh doanh, chứ không phải thực chất lợi nhuận doanh nghiệp tăng, và lạm phát chắc chắn sẽ bùng lên như bài học của gói hỗ trợ năm 2008.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Góc nhìn thú vị của TS Trương Văn Phước về áp lực tỷ giá USD

Góc nhìn thú vị của TS Trương Văn Phước về áp lực tỷ giá USD

Ông Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đặt vấn đề và khẳng định giá USD "không có chuyện" vượt qua 26.000 VND.

Ông lớn làm MV chiêu dụ khách chơi chứng khoán

Ông lớn làm MV chiêu dụ khách chơi chứng khoán

Thời còn dùng đầu video băng VHS, đã có video ca nhạc mà bây giờ ta hay gọi là MV (music video). Thời Youtube, MV phát triển mạnh hơn qua Internet. Đã có MV ca nhạc thuần túy thì sẽ có MV quảng cáo bằng ca nhạc.

Trò mạo hiểm theo cổ phiếu "họ"

Trò mạo hiểm theo cổ phiếu "họ"

Tin Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, lập tức cổ phiếu của công ty này xuống giá luôn liên tiếp mấy phiên.

Xuất khẩu phục hồi, các công ty logistics trong nước "gặp thời"

Xuất khẩu phục hồi, các công ty logistics trong nước "gặp thời"

Các công ty hàng đầu trong nước ở lĩnh vực logistics đang hưởng lợi từ việc xuất khẩu phục hồi. Tổng công suất khai thác tại cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự kiến sẽ tăng hơn 10% vào năm tới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Chúng ta nên có một tư duy mới về du lịch nông nghiệp, đó là sức sống của cộng đồng, là bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.