Khủng hoảng Kazakhstan- cơ hội để Nga khôi phục quyền lực?

Tuấn Anh (Theo Azaeera, Sputnik) Thứ sáu, ngày 07/01/2022 12:33 PM (GMT+7)
Các cuộc biểu tình ngày càng trở nên bạo lực ở Kazakhstan- quốc gia thuộc Liên Xô cũ đang được theo dõi chặt chẽ tại Điện Kremlin và khắp Trung Á.
Bình luận 0
Khủng hoảng Kazakhstan- cơ hội để Nga khôi phục quyền lực? - Ảnh 1.

Khói bốc lên từ tòa nhà tòa thị chính trong cuộc biểu tình ở Almaty, Kazakhstan ngày 5/1. Ảnh AP

Những người biểu tình trẻ tuổi, không có lãnh đạo và vô tổ chức đã tập hợp và xông vào các tòa nhà chính phủ trên khắp Kazakhstan, lật đổ bức tượng của tổng thống đầu tiên, Nursultan Nazarbayev, đốt nơi ở cũ của ông và đụng độ với cảnh sát. Vào năm 2019, ông Nazarbayev từ chức sau khi giao cho người kế nhiệm Kassym-Jomart Tokayev, nhưng vẫn giữ quyền lực với tư cách là người đứng đầu Hội đồng Bảo an.

Tổng thống đương nhiệm Tokayev ban đầu đã cố gắng xoa dịu những người biểu tình bằng cách giải tán chính phủ, cách chức Nazarbayev khỏi Hội đồng Bảo an và hạ giá nhiên liệu gây ra tình trạng bất ổn ở một thị trấn phía tây vào ngày 2/1.

Nhưng khi các nhân viên thực thi pháp luật mất phương hướng dường như không thể ngăn chặn các cuộc biểu tình, bạo lực và cướp bóc, Tokayev kêu gọi một khối an ninh do Nga dẫn đầu giúp "dập tắt mối đe dọa khủng bố".

Dân thường và cảnh sát đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ. Không có thông tin chi tiết về thương vong của người biểu tình do Internet bị mất khiến việc truy cập thông tin đáng tin cậy càng khó khăn hơn.

Đối với một số nhà quan sát, động thái của Tokayev báo hiệu cơ hội của Moscow để khôi phục quyền lực của mình ở Kazakhstan, nơi có nguồn tài nguyên hydrocacbon khổng lồ đã biến nó thành cường quốc kinh tế Trung Á.

"Đối với một số người, đó là một cuộc nổi dậy và đối với một số người đó là cơ hội tuyệt vời để khôi phục Liên Xô", Nikolay Mitrokhin, một chuyên gia về khu vực và nhà nghiên cứu tại Đại học Bremen của Đức, nói với Al Jazeera.

Ở một mức độ nào đó, Nga đã tách mình ra khỏi tình trạng hỗn loạn.

Điện Kremlin cho biết Kazakhstan có thể "giải quyết các vấn đề trong nước một cách độc lập" và cảnh báo chống lại sự can thiệp của nước ngoài.

Đồng thời, một liên minh quân sự do Nga dẫn đầu gồm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đang tiến tới Kazakhstan trong nỗ lực khôi phục trật tự.

Khối này được gọi là Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và bao gồm Nga và 5 quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Armenia Nikol Pashinyan đã đưa ra thông báo về sự sẵn sàng gia nhập vào tối thứ Tư.

Trong khi các quan chức Kazakhstan coi những người biểu tình là "phần tử cực đoan", thì đám đông chủ yếu là người Kazakhstan trẻ tuổi không có sự phối hợp, không có nhà lãnh đạo rõ ràng và không được sự ủng hộ của phe đối lập của Kazakhstan.

Mitrokhin cho rằng: "Làn sóng biểu tình không có người lãnh đạo chung, cho đến nay đây là sự phản đối của công nhân từ các ngành tài nguyên chính, dường như là các doanh nghiệp nhỏ và thanh niên".

Một nhà quan sát khác cho biết, các cuộc biểu tình cũng hoàn toàn khác với bất kỳ tình trạng bất ổn nào ở Kazakhstan thời hậu Xô Viết vốn đã dễ dàng bị bản địa hóa và đàn áp, một nhà quan sát khác cho biết.

"Tình trạng bất ổn này ở một quy mô hoàn toàn khác và cho thấy mức độ ổn định trước đó là hời hợt, và được tạo ra từ lợi ích nhóm" Kevork Oskanian, giảng viên tại Đại học của Exeter ở Vương quốc Anh, nói với Al Jazeera.

 Các cuộc biểu tình cũng biểu thị mong muốn thay đổi chính trị trên phạm vi toàn khu vực. Bốn trong số 5 quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á, một khu vực chủ yếu là người Hồi giáo, giàu tài nguyên với hơn 65 triệu người.

Sự hiện diện của Nga đã thể hiện ở các căn cứ quân sự ở Tajikistan và Kyrgyzstan, một sân bay vũ trụ thời Liên Xô ở Kazakhstan, một đội hải quân ở Biển Caspi giàu dầu mỏ và vai trò của Moscow trong tiến trình hòa bình ở Afghanistan giáp ranh với 3 trong số năm quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Một nhà quan sát quốc tế nói rằng Tổng thống Tokayev có thể "dập tắt các cuộc biểu tình" ngay bây giờ với sự kết hợp của một cuộc đàn áp của cảnh sát và nhượng bộ.

Sáng 7/1, Tổng thống Tokayev đã chủ trì cuộc họp tại Trụ sở chống khủng bố với sự tham gia của lãnh đạo phủ tổng thống, Hội đồng an ninh và lãnh đạo lực lượng an ninh. Cuộc họp bàn về tình hình trong nước, diễn biến công tác chống khủng bố và tình hình tại các khu vực.

Tổng thống Tokayev tuyên bố, các hoạt động chống khủng bố tại quốc gia này sẽ tiếp tục triển khai cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn các tay súng.

"Chiến dịch chống khủng bố đã được kích hoạt. Các lực lượng thực thi pháp luật đang thực hiện trọng trách to lớn và căng thẳng. Trật tự hiến pháp về cơ bản đã được khôi phục ở tất cả các khu vực của đất nước. Các cơ quan địa phương đang kiểm soát tình hình", ông Tokayev cho biết trong thông điệp.

Trước đó kênh truyền hình Habar24  cho biết rằng Bộ Nội Vụ Kazakhstan tuyên bố rằng hơn 3 nghìn người bị bắt ở Kazakhstan, 26 tội phạm có vũ trang bị tiêu diệt, 18 tội phạm khác bị thương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem