Kon Tum đưa 18 khu vực mỏ cát, đá, đất vào kế hoạch đấu giá đợt 1 năm 2025

Công Xuân
28/04/2025 14:21 GMT +7
Trong 18 khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà tỉnh Kon Tum đưa vào kế hoạch đưa ra đấu giá (đợt 1) năm 2025, gồm cát có 8 khu vực mỏ, đá 6 khu vực mỏ và đất 4 khu vực mỏ.

Sáng 28/4, thông tin từ chính quyền Kon Tum, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh (đợt 1) năm 2025.

Trong 18 khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà tỉnh Kon Tum đưa vào kế hoạch đấu giá (đợt 1) năm 2025, nhiều nhất là cát với 8 khu vực mỏ.Ảnh nguồn trang tin UBND tỉnh Kon Tum.

Theo đó Kon Tum sẽ đưa ra đấu giá (đợt 1) 18 khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, gồm 8 khu vực mỏ cát, 6 khu vực mỏ đá và 4 khu vực mỏ đất.

Cụ thể trong 8 khu vực mỏ cát, nằm nhiều nhất là huyện Đăk Tô (3 khu vực); huyện Sa Thầy (2 khu vực) và 1 khu vực nằm chung với huyện Đăk Hà; còn lại 2 huyện Đăk Glei 1 khu vực và huyện Kon Rẫy (1 khu vực).

Quảng Ngãi: Nhiều mỏ khoáng sản hoạt động trở lại sau thời gian “nghỉ đông” và Tết Nguyên đán 2025

Trong đó khu vực mỏ có diện tích lớn nhất (số 5) nằm ở ranh giới xã Đăk Mar - Hà Mòn, huyện Đăk Hà và xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy với khoảng 20 ha, tài nguyên dự báo khoảng 200.000m3.

Kế đến là khu vực (số 3) nằm trên địa bàn thôn 3, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô (đất mặt nước sông Đăk Pô Kô, thuộc phạm vi lòng hồ thủy điện Plei Krông) có diện tích khoảng 8,32ha và tài nguyên dự báo khoảng 83.200m3.

Nhỏ nhất là khu vực xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (số 6) có diện tích khoảng 0,8ha và tài nguyên dự báo khoảng 8.000m3.

Khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường (6 khu vực), nằm trên địa bàn TP.Kon Tum (2 khu vực), huyện Kon Plông (2 khu vực), huyện Đăk Hà (1 khu vực) và huyện Kon Rẫy (1 khu vực).

lãnh đạo tỉnh Kon Tum trong 1 lần đi kiểm tra hoạt động của các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.Ảnh nguồn trang tin UBND tỉnh Kon Tum.

Trong đó có diện tích lớn nhất là 2 khu vực nằm trên địa bàn thôn Đăk Rơ Đe, xã Ngọc Bay, TP.Kon Tum, với diện tích khoảng 11,8ha/khu vực và tài nguyên dự báo khoảng 354.000m3/khu vực.

Nhỏ nhất là khu vực số (5) nằm trên địa bàn thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, với diện tích khoảng 1,3ha và tài nguyên dự báo 130.000m3.

Khoáng sản đất (4 khu vực), nằm trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (2 khu vực), huyện Đăk Tô (1 khu vực và huyện Đăk Hà (1 khu vực).

Khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường có 6 khu vực.Ảnh minh hoạ CX

Trong đó khu vực mỏ có diện tích lớn nhất (số 3) nằm ở địa bàn thôn Tê Rông (trước đây là thôn Tê Hơ Ô), xã Văn Lem, huyện Đăk Tô khoảng 6,5ha và tài nguyên dự báo 390.000m3.

Khu vực mỏ có diện tích nhỏ nhất (số 1) nằm ở thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông với khoảng 1,9 ha và tài nguyên dự báo khoảng 357.200m3.