Mảng nông nghiệp của Hòa Phát (HPG) lỗ gần 100 tỷ trong quý IV
Lãi kỷ lục trong quý IV
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) công bố BCTC hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu 44.711 tỷ đồng, tăng 73,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng mạnh hơn nên biên lợi nhuận gộp đạt 9.588 tỷ đồng, tăng 53%. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 24,3% xuống 21,4%.
Doanh thu tài chính tăng mạnh 141% lên 857 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng tăng 50% lên 1.184 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt đạt 711 tỷ đồng, 509 tỷ đồng tăng 151% và 138% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp thép ghi nhận 7.427 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 28,5% so với mức đỉnh đạt được trong quý III/2021.
Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 7.427 tỷ đồng tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế cả năm Hòa Phát đạt 149.680 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 66%; lãi sau thuế đạt kỷ lục 34.520 tỷ đồng tăng 156% so với năm 2020.
Tập đoàn vượt 24% mục tiêu doanh thu và 92% mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm.
Kết quả kinh doanh đột biến năm 2021 được Hòa Phát lý giải nhờ sản lượng thép thô tăng, trong khi giá bán và giá vốn đều tốt. Doanh nghiệp cho biết các khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương, Dung Quất - Quảng Ngãi, Hưng Yên trong năm đã hoạt động hết công suất để phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Tập đoàn cung cấp cho thị trường tổng cộng 8,8 triệu tấn thép bao gồm phôi, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), ống thép và tôn mạ, tăng 35% so với 2020.
Hoạt động xuất khẩu đóng góp quan trọng cho sản lượng năm 2021 với 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại, gấp đôi. Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong khi thị trường trong nước bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Mảng nông nghiệp lỗ trong quý IV
Trong cơ cấu lợi nhuận sau thuế theo mảng kinh doanh. Mảng thép ghi nhận 15.077 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước; mảng nông nghiệp lỗ 98 tỷ, giảm so với mức lãi 380 tỷ quý IV/2020; bất động sản lãi 190,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận mảng thép nếu tính loại trừ, chẳng hạn như sử dụng HRC để sản xuất các sản phẩm khác, thì lợi nhuận mảng này sẽ tăng do lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với cùng kỳ dù nhiều chi phí cao hơn.
Lũy kế cả năm, mảng nông nghiệp của Hòa Phát mang về 719 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 45% so với năm 2020.
Mảng nông nghiệp của Hòa Phát gồm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi. Ở lĩnh vực chăn nuôi, Hòa Phát tập trung ở mảng cung cấp heo giống bố mẹ, heo giống thương phẩm, heo thịt với nhiều trang trại tại Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Bắc Giang, Bình Phước. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phát triển nhiều trang trại bò thịt ở tỉnh Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai và chăn nuôi gia cầm với quý mô 300 triệu quả trứng gàn sạch/năm.
Tại ngày 31/12/2021, Tập đoàn ghi nhận 178.235 tỷ đồng tổng tài sản, tăng thêm 46.724 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, riêng hàng tồn kho tăng thêm 15.847 tỷ đồng lên 42.134 tỷ đồng, chiếm 23,6% tổng tài sản. Hòa Phát trích lập dự phòng 235,5 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho, tăng so với mức 86,5 tỷ đầu năm và 65,8 tỷ quý III/2021.
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Hòa Phát đạt 178.236 tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối quý liền trước cũng như cùng kỳ năm trước.
Một phần khối tài sản này được tài trợ bằng 87.456 tỷ đồng nợ phải trả, giảm gần 2.900 tỷ so với ba tháng trước đó. Đây là lần đầu tiên kể từ quý I/2018, nợ phải trả của Hòa Phát đi xuống so với quý liền trước.
Tổng tài sản tăng lên trong khi nợ phải trả giảm xuống dẫn tới việc tỷ trọng của nợ trong cơ cấu nguồn vốn giảm còn 49%, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2019 trở lại đây.
Vốn chủ sở hữu của Hòa Phát tại ngày cuối năm ngoái là 90.780 tỷ đồng, cao chưa từng thấy từ trước đến nay và chiếm 51% tổng nguồn vốn. Đây là lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018, vốn chủ của Hòa Phát vượt lên trên nợ phải trả.
Vốn chủ tăng mạnh trong bối cảnh tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long có lãi đậm trong năm 2021 khi cả sản lượng và giá thép đều đi lên.
Chốt phiên ngày 28/1, cổ phiếu HPG 42.200 đồng/cổ phiếu, giảm 27% so với đỉnh lịch sử 58.000 đồng/cổ phiếu thiết lập cuối tháng 10/2021.
Tuy nhiên, nhiều công ty chứng khoán vẫn tin tưởng vào tiềm năng dài hạn của cổ phiếu HPG. Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng HPG vẫn là lựa chọn hàng đầu vì triển vọng kinh doanh của Hòa Phát sau khi khởi công dự án Khu Liên hợp Gang thép Dung Quất giai đoạn 2 trong năm 2022.
Năm 2021, Hòa Phát đã vận hành tất cả 4 lò cao thuộc Khu Liên hợp Gang thép Dung Quất giai đoạn 1, nâng tổng công suất của tập đoàn lên 8 triệu tấn phôi thép/năm. Dự án Dung Quất giai đoạn 2 có công suất 5,6 triệu tấn/năm. Dự kiến khởi công vào năm 2022 và hoàn thành vào 2025, Dung Quất 2 sẽ giúp sản lượng phôi thép của Hòa Phát đạt 14 triệu tấn/năm, lọt top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.