Năm 2030, quận Hoàn Kiếm sẽ trở thành trung tâm tài chính của Việt Nam

An Linh Thứ tư, ngày 10/01/2024 06:23 AM (GMT+7)
Báo cáo của nhóm lập quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn 2050 do Đại học Kinh tế Quốc dân đứng đầu liên doanh đã xây dựng Hoàn Kiếm trở thành trung tâm tài chính của phía Bắc và Việt Nam vào năm 2030.
Bình luận 0

Cùng với vùng lõi trung tâm tài chính của Hà Nội, trục Nhật Tân - Nội Bài cũng được xem xét để đặt trung tâm tài chính vệ tinh và hệ sinh thái giao dịch hàng hoá từ năm 2030 trở đi.

Mới đây, Bộ KH&ĐT, ỦBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2030, quận Hoàn Kiếm sẽ trở thành trung tâm tài chính của Việt Nam- Ảnh 1.

Trong dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và trục Nhật Tân - Nội Bài được xác định là trung tâm tài chính tương lai của Hà Nội (Ảnh: NT).

Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ chú trọng phát triển 5 loại hình không gian: Không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian số, không gian văn hoá, không gian công cộng

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng tại hội thảo tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 9-1.

Theo Bộ trưởng, nội dung quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện tư duy, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030; phát huy vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển cho các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng nêu rõ mặc dù tiến độ yêu cầu gấp, thời gian thực tế triển khai khoảng 12 tháng so với quy định là 24 tháng, song Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vẫn được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch.

Đại diện đơn vị tư vấn lập quy hoạch, GS-TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế quốc dân, cho biết dự thảo quy hoạch đề xuất 5 quan điểm phát triển chung và 3 quan điểm về tổ chức không gian.

Về tổ chức không gian, Quy hoạch Thủ đô tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực được tập trung theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển; đồng thời, chú trọng phát triển 5 loại hình không gian: Không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian số, không gian văn hoá, không gian công cộng (đặc biệt là không gian xanh).

Trong số các mục tiêu đặt ra của giai đoạn này, Hà Nội xác định một số chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung của cả nước như: Tỉ trọng kinh tế số chiếm 40% trong GRDP; GRDP bình quân/người đạt khoảng 13.500 - 14.000 USD; diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị khoảng 10 - 12 m2/người; tỉ lệ đô thị hóa đạt 65 - 70%...

Đến năm 2050, Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân/người sẽ đạt 45.000-46.000 USD/người (tương ứng hơn 1 tỷ đồng/người) và phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa từ 80-85.

Trình bày phương án quy hoạch, đại diện đơn vị lập quy hoạch, GS, TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, dự thảo Quy hoạch nêu rõ phát triển kinh tế đô thị lấy dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng, phát triển tổng hợp các dịch vụ trên nền tảng không gian số.

Ông Cường cho biết, khu vực lõi của đô thị trung tâm Hà Nội sẽ phát triển các trung tâm thương mại và dịch vụ đời sống phục vụ người dân đô thị kết hợp phục vụ khách du lịch và vãng lai.

Trong khi đó, khu vực đô thị trung tâm mở rộng sẽ phát triển các trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp cao cấp tại khu vực đô thị mở rộng gắn với các trung tâm đô thị mới phát triển theo mô hình TOD - (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng), hình thành các khu thương mại tổng hợp tại các khu đô thị cao tầng, tập trung đông dân cư, công trình ngầm.

Về các dự án giao thông, để đảm bảo mật độ dân cư cao, độ mở rộng, theo thiết kế từ nay đến 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 13 tuyến đường bộ cao tốc; 10 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 168 km; 38 tuyến đường tỉnh với 390 km, 18 cầu vượt sông Hồng (6 cầu đang khai thác, 3 cầu đang thực hiện đầu tư, 9 cầu chưa được đầu tư), sông Đuống có 4 cầu đã được hình thành; 14 tuyến đường sắt đô thị, 2 tuyến tàu điện một ray (Monorail) và 4 tuyến đường sắt quốc gia kết nối.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem