Navigos Search: Xu hướng tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm chiếm 70% các doanh nghiệp trong nửa đầu năm
Theo các báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới, tăng trưởng việc làm toàn cầu dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức dương trong năm 2024 và 2025, nhưng tỷ lệ tăng trưởng sẽ khá thấp, chỉ khoảng 0,8% vào năm 2024 và 1,1% vào năm 2025. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động dự kiến sẽ giảm từ 66,4% (năm 2000) xuống lần lượt là 60,5% và 60,4% vào năm 2024 và 2025.
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục thống kê, sự gia tăng về số lượng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp (bao gồm những người hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc) không có sự biến đổi đáng kể với 2,27%. Thị trường vẫn còn nhóm người lao động gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm, đặc biệt là ở các khu vực thành thị (2,68%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) trong 06 tháng đầu năm 2024 tăng 8%.
Doanh nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng với 58,49%, vượt xa các quốc gia khác trong top 10. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 quốc tịch doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao (chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,24% và 3,83%), tiếp theo là Singapore và các quốc gia phát triển khác như Trung Quốc, Đức, Pháp, Anh và Đài Loan.
Công nghệ Thông tn - IT
Nói riêng về ngàng Công nghệ thông tin (CNTT), trong nửa đầu năm 2024, thị trường lao động toàn cầu trong ngành CNTT đã chứng kiến những biến động đáng kể về xu hướng tuyển dụng, phản ánh rõ nét sự năng động của lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Cuối năm 2023, ngành CNTT toàn cầu trải qua một làn sóng sa thải lớn, với hơn 262,000 nhân sự mất việc, chủ yếu từ các công ty công nghệ lớn như Meta, Google, Amazon, Microsoft, v.v. Nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng nóng sau đại dịch Covid-19 dẫn đến việc tuyển dụng quá mức và hoạt động kém hiệu quả.
Trên thế giới, CNTT là một trong 3 ngành có mức giảm nhân sự nhanh nhất trong 5 năm qua ở mức 23%. Từ cuối năm 2022 đến nay, khoảng 380 nghìn lao động mất việc, chiếm 1,9% nhân sự toàn cầu. Tuy Việt Nam có khoảng 1,5 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT-TT, nhưng vẫn không nằm ngoài xu hướng chung khi ghi nhận sự đảo chiều sau đợt bùng nổ tuyển dụng.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết:
Tại Việt Nam, theo quan sát từ Navigos Search, thị trường lao động ngành CNTT - Viễn thông vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao, đặc biệt là đối với nhân sự có kinh nghiệm (chiếm 77,3%). Điều này được lý giải bởi nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước và sự đầu tư của các dự án nước ngoài vào Việt Nam là các yếu tố tạo môi trường thuận lợi cho ngành CNTT tiếp tục phát triển.
Đối với vị trí quản lý (13,4%), vị trí khác (7,45%) và vị trí giám đốc/ cấp C (1,85%) trong ngành CNTT - Viễn thông vẫn đang chiếm một phần không nhỏ trong tổng nhu cầu tuyển dụng.
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, Navigos Search khuyến nghị ứng viên tìm việc trong giai đoạn này cần bổ sung các kỹ năng thiết yếu như AI hoặc Machine learning (máy học) để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngành Điện - Điện tử
Xu hướng sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo toàn cầu tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện tăng trưởng cho nhu cầu tuyển dụng của ngành công nghiệp này. Từ cuối năm 2023, ngành Điện - Điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với việc mở rộng sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng, các loại xe điện cũng như công nghệ lưu trữ năng lượng (ví dụ như pin lithium-ion).
Để thành công trong thị trường lao động cạnh tranh này, các ứng viên ngành Điện - Điện tử cần trang bị những kỹ năng đặc thù, nâng cao hiểu biết về công nghệ năng lượng tái tạo và hệ thống quản lý năng lượng, do sự chuyển dịch toàn cầu hướng tới các giải pháp năng lượng bền vững và tiết kiệm.
Theo quan sát từ Navigos Search, thị trường lao động ngành Điện - Điện tử vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao nhất đối với nhân sự có kinh nghiệm (chiếm 74,43%). Đối với vị trí quản lý (16,42%), vị trí khác (8,1%) vẫn đang chiếm một phần không nhỏ trong tổng nhu cầu tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng giám đốc/ cấp C chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,05%).
Ngành sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc
Xu hướng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đang chuyển dịch sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp, điện tử, ô tô… Trong 06 tháng đầu năm 2024, thị trường nhân lực nói tiếng Trung cũng vì thế mà trở nên sôi động hơn, phản ánh rõ nét qua nhu cầu tuyển dụng gia tăng đối với nhân sự tiếng Trung.
Theo quan sát và ghi nhận từ Navigos Search, thị trường lao động ngành sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc có sự ưu tiên lớn đối với nhân sự có kinh nghiệm (68,26%) và nhân sự có kinh nghiệm quản lý (21,94%). Các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển và mở rộng hoạt động sản xuất, đòi hỏi nguồn nhân lực đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hiện nay do nhu cầu tuyển dụng ứng viên nói tiếng Trung tăng cao tại các doanh nghiệp Trung Quốc dẫn tới nguồn cung ứng viên bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp có thể ưu tiên chỉ tuyển dụng một số quan trọng nói tiếng Trung và sử dụng đội ngũ phiên dịch hỗ trợ thêm. Về lâu dài, công ty có thể cân nhắc các chương trình khuyến khích người lao động học thêm tiếng Trung tại cơ sở hoặc các khoản trợ cấp học tập. Một số công ty Trung Quốc cũng khuyến khích đội ngũ nhân viên Trung Quốc của mình học thêm tiếng Anh để thuận tiện cho việc làm việc quốc tế.
Bà Trần Thị Hoàn - Phó Giám đốc Navigos Search khu vực miền Bắc khuyến nghị