Thứ ba, 21/05/2024

Nhiều doanh nghiệp có tâm lý “sợ” Kiểm toán Nhà nước nên khai sai

14/10/2023 8:53 AM (GMT+7)

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhiều doanh nghiệp có tâm lý "sợ" kiểm toán Nhà nước, “sợ” bị thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế vì thường dẫn đến bị “xuất toán” làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận chịu thuế, bị phạt thuế, thậm chí bị xử lý theo pháp luật, mà nguyên nhân chủ yếu là do quy định pháp luật chưa đầy đủ hoặc chưa đủ “rõ”.

Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi Quốc Hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng Kiểm toán Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhấn mạnh đến việc kiểm toán các dự án của Kiểm toán Nhà nước.

Nhiều doanh nghiệp có tâm lý “sợ” Kiểm toán Nhà nước nên khai sai - Ảnh 1.

Chủ tịch HoREA cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp có tâm lý “sợ” Kiểm toán Nhà nước nên khai sai về thuế

Theo ông Lê Hoàng Châu, nếu Cơ quan Kiểm toán Nhà nước hiểu "máy móc" quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân là tài sản công" đều thuộc đối tượng phải được kiểm toán, mà không phân biệt các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dự án đô thị, nhà ở thương mại, kể cả dự án nhà ở xã hội có sử dụng đất nhưng không phân biệt nguồn gốc đất là không hợp lý.

Bởi, theo Chủ tịch HoREA, nhiều dự án có nguồn gốc đất là do doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (không phải là đất do Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng rồi giao đất cho doanh nghiệp) và doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, hoặc nguồn vốn tín dụng "ưu đãi", nhưng lại cũng "bị" kiểm toán các dự án này thì không hợp lý.

Hơn nữa, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước cũng "không đủ sức" để kiểm toán tất cả các trường hợp này.

"Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán hoạt động phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM thì đã "kiểm toán" cả 3 dự án nhà ở xã hội do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành là doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư là chưa thật hợp lý. Bởi lẽ, cả 3 dự án này đều do doanh nghiệp tự "mua đất" và đầu tư bằng vốn vay tín dụng thương mại, không hề được vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước", ông Châu dẫn chứng.

Vì vậy, HoREA đề nghị Kiểm toán Nhà nước rất cần thiết phải tập trung thực hiện "kiểm toán" nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất là "đất công", hoặc đất do Nhà nước thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao, cho thuê đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. 

"HoREA đề nghị Kiểm toán Nhà nước xem xét không cần thiết thực hiện kiểm toán đối với dự án nhà ở xã hội có sử dụng đất, nhưng có nguồn gốc đất là do doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Những dự án này không phải là đất do Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng rồi giao đất cho doanh nghiệp. Hơn nữa doanh nghiệp cũng không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, hoặc nguồn vốn tín dụng "ưu đãi" nên nếu cũng bị kiểm toán là không hợp lý, nhất là với các dự án nhà ở xã hội", ông Lê Hoàng Châu, kiến nghị.

Đặc biệt, HoREA cho rằng rất cần thiết thực hiện "kiểm toán" để đánh giá tính hiệu quả của phương thức "nộp tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê" hoặc "trả tiền thuê đất hàng năm".

Đồng thời, nên khuyến nghị áp dụng phổ biến phương thức "trả tiền thuê đất hàng năm" và xác định cụ thể các trường hợp được áp dụng phương thức "nộp tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê" theo chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW.

"HoREA đề nghị thống nhất nhận thức và xây dựng cơ chế xử lý "phần giá trị tăng thêm từ đất (chênh lệch địa tô)" do 2 chủ thể chính tạo ra là Nhà nước và do các nhà đầu tư tư nhân tạo ra", ông Châu nói.

Theo Chủ tịch HoREA, "phần giá trị tăng thêm từ đất (chênh lệch địa tô)" do Nhà nước tạo ra có giá trị rất lớn, mà nếu được thu đúng, thu đủ thì tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước rất lớn.

Chẳng hạn, tại TP.HCM, 1 héc-ta đất nông nghiệp chỉ tạo ra giá trị khoảng 500 triệu đồng/năm, nhưng khi chuyển mục đích sử dụng đất thành đất phi nông nghiệp thì 1 héc-ta đất sản xuất, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị lại tạo ra giá trị lên đến 55 tỷ đồng/năm, gấp 100 lần. 

Hoặc, quận 7 được thành lập năm 1997 (tách ra từ huyện nông nghiệp Nhà Bè) tại thời điểm đó chỉ thu ngân sách nhà nước 59 tỷ đồng, sau 25 năm đã thu ngân sách nhà nước năm 2022 lên đến 5.550 tỷ đồng, gấp 94 lần so với năm 1997.

Với "phần giá trị tăng thêm từ đất" chủ yếu là nhà đầu tư tư nhân tạo ra thông qua hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình trên đất để phát triển dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, quy hoạch giao thông, mà chủ yếu là thông qua năng lực sáng tạo và năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Vì thế, HoREA đề nghị nhà đầu tư "có quyền" được thụ hưởng "phần giá trị tăng thêm từ đất" này sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".