Nỗi sợ thúc đẩy thao túng công nghệ của Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho tất cả

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 12/10/2022 12:36 PM (GMT+7)
Bắc Kinh đang sử dụng "tất cả các đòn bẩy mà họ có" để thách thức sự đồng thuận về kinh tế và công nghệ, với ý định "viết lại các quy tắc an ninh quốc tế" cả tại trong và ngoài nước.
Bình luận 0

Thế giới trong 'khoảnh khắc cửa trượt' trên công nghệ Trung Quốc

Công nghệ Trung Quốc là "vấn đề an ninh quốc gia sẽ xác định tương lai của chúng ta", giám đốc gián điệp của Anh cảnh báo trong một bài phát biểu tại London hôm 11/10, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của "các đối tác cùng chí hướng" để cung cấp cho thế giới một giải pháp thay thế công nghệ Trung Quốc.

Jeremy Fleming, giám đốc GCHQ, cơ quan tình báo, mạng và an ninh của Anh, cho biết Bắc Kinh đang sử dụng "tất cả các đòn bẩy mà họ có" để thách thức sự đồng thuận về kinh tế và công nghệ, với ý định "viết lại các quy tắc an ninh quốc tế" cả tại trong và ngoài nước.

Nói rõ hơn, Trung Quốc đang sử dụng "cơ bắp" tài chính và khoa học của mình để thao túng các công nghệ theo cách gây rủi ro cho an ninh toàn cầu, hành động của Bắc Kinh có thể là "một mối đe dọa lớn đối với tất cả chúng ta".

Giám đốc GCHQ Jeremy Fleming nói rằng, cách tiếp cận chính trị của Trung Quốc đối với công nghệ là "một vấn đề ngày càng cấp bách mà chúng ta phải thừa nhận và giải quyết". Ảnh: @AFP.

Giám đốc GCHQ Jeremy Fleming nói rằng, cách tiếp cận chính trị của Trung Quốc đối với công nghệ là "một vấn đề ngày càng cấp bách mà chúng ta phải thừa nhận và giải quyết". Ảnh: @AFP.

Cách tiếp cận chính trị của Bắc Kinh đối với công nghệ là "một vấn đề ngày càng cấp bách mà chúng tôi phải thừa nhận và chúng tôi phải giải quyết", Fleming nói với một khán giả tại bài giảng an ninh hàng năm của Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh. Ban lãnh đạo Trung Quốc coi khoa học và công nghệ "là một công cụ để đạt được lợi thế thông qua kiểm soát: thị trường của họ, đối với những người trong phạm vi ảnh hưởng của họ và tất nhiên, đối với chính công dân của họ", ông nói.

Bài phát biểu này là bài phát biểu mới nhất trong một loạt cảnh báo của Anh và Mỹ về mối đe dọa từ Trung Quốc. Vào tháng 7, những người đứng đầu MI5 và FBI đã có một bài phát biểu chung chưa từng có về hoạt động thù địch của Trung Quốc.

Các quốc gia cùng chí hướng phải hành động ngay bây giờ để tạo ra một công nghệ thay thế, có tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với thế giới, Giám đốc GCHQ Jeremy Fleming tuyên bố, mô tả tình hình như một "khoảnh khắc cửa trượt". Ông nói, sự thống trị về công nghệ của Trung Quốc "không phải là không thể tránh khỏi".

Fleming nói rằng trong khi Vương quốc Anh đang tranh luận về các vấn đề đạo đức và quyền riêng tư xung quanh tiềm năng của mạng và giám sát, Bắc Kinh nhận thấy sự cần thiết phải "bẻ cong dòng dữ liệu quốc tế xung quanh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương về phía các nền tảng đánh chặn bên trong Trung Quốc".

Jeremy Fleming, giám đốc cơ quan gián điệp GCHQ, sẽ nói rằng lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các công nghệ như tiền tệ kỹ thuật số và mạng định vị vệ tinh Beidou của họ để siết chặt công dân trong nước, đồng thời lan rộng ảnh hưởng của họ ra nước ngoài. Ảnh: @AFP.

Jeremy Fleming, giám đốc cơ quan gián điệp GCHQ, sẽ nói rằng lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các công nghệ như tiền tệ kỹ thuật số và mạng định vị vệ tinh Beidou của họ để siết chặt công dân trong nước, đồng thời lan rộng ảnh hưởng của họ ra nước ngoài. Ảnh: @AFP.

"Họ tìm cách đảm bảo lợi thế của mình thông qua quy mô và thông qua kiểm soát", Fleming nói rằng giới lãnh đạo Trung Quốc được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi đối với công dân của họ, về quyền tự do ngôn luận, thương mại tự do và các tiêu chuẩn công nghệ và liên minh cởi mở, "toàn bộ trật tự dân chủ, cởi mở và hệ thống dựa trên luật lệ quốc tế".

Ông nói: "Nỗi sợ hãi đó kết hợp với sức mạnh của Trung Quốc đã khiến nước này" có những hành động có thể là mối đe dọa to lớn đối với tất cả chúng ta".

Ông cũng cảnh báo các quốc gia nên chống lại lợi ích ngắn hạn khi có ý định mua cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ của Trung Quốc. Ông nói, giới lãnh đạo Trung Quốc coi các quốc gia là "đối thủ tiềm tàng hoặc là khách hàng tiềm năng, bị đe dọa, mua chuộc hoặc ép buộc". Mua công nghệ Trung Quốc với "chi phí ẩn" có thể gặp rủi ro "thế chấp tương lai".

Trong một cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh có thể "khai thác thông tin một cách bí mật từ các nền kinh tế và chính phủ khách hàng, hoặc sử dụng thế độc quyền của mình để yêu cầu tuân thủ tại các diễn đàn quốc tế", ông nói.

Trả lời báo chí truyền thông về những gì Fleming nói trước bài phát biểu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng, những nhận xét này "hoàn toàn không có cơ sở thực tế".

Mao Ninh nói rằng sự phát triển công nghệ của Trung Quốc không nhắm mục tiêu hoặc gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai, bà nói thêm, "Tự áp đặt mình vào cái gọi là 'mối đe dọa Trung Quốc' trống rỗng sẽ đặt ra cuộc đối đầu không có lợi cho ai và cuối cùng sẽ phản tác dụng".

Vào năm 2020, chính phủ Anh đã đưa ra quyết định loại bỏ thiết bị của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G của Vương quốc Anh vào năm 2027.

Fleming đã đánh giá rằng có những lĩnh vực công nghệ mà Bắc Kinh đang tìm kiếm đòn bẩy. Ông nói, việc xây dựng một loại tiền kỹ thuật số tập trung cho phép nhà nước giám sát công dân và các công ty, nhưng cũng có thể giúp cách ly một phần với Trung Quốc khỏi các lệnh trừng phạt quốc tế vốn Nga đang phải đối mặt.

Nỗi sợ thúc đẩy thao túng công nghệ của Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho tất cả - Ảnh 3.

Các quốc gia nên chống lại lợi ích ngắn hạn khi có ý định mua cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ của Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Với chiến tranh đang hoành hành ở Ukraine và các lệnh trừng phạt gia tăng đối với Nga, Fleming nói rằng "không còn nghi ngờ gì nữa "Trung Quốc đang rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột".

Đối với các công nghệ khác, hệ thống vệ tinh BeiDou, một giải pháp thay thế GPS, được nhiều người coi là Trung Quốc đang xây dựng một "khả năng chống vệ tinh mạnh mẽ", ông nói.

Fleming cũng cho rằng các sự kiện ở eo biển Đài Loan có khả năng "tác động trực tiếp đến khả năng phục hồi của Vương quốc Anh và tăng trưởng toàn cầu trong tương lai", vì Vương quốc Anh không thể tái tạo khả năng như của Đài Loan trong sản xuất chất bán dẫn, ông nói. Đây là một trong những lý do khiến Vương quốc Anh năm ngoái quyết định chính sách chiến lược "nghiêng" về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Fleming nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem