Rủi ro khi gỗ Việt vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc
Nhập khẩu lượng lớn gỗ từ Trung Quốc gây rủi ro
Lượng nhập khẩu gỗ từ các nước khác như Campuchia, Lào, Indonesia về Việt Nam ít ỏi khi kim ngạch chỉ đạt từ 100 đến 200 triệu USD.

Doanh ngiệp Việt có thể gặp rủi ro kiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ nếu quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu là Mỹ
Về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, 2022 tiếp tục là năm bùng nổ xuất khẩu mặt hàng này khi kim ngạch 11 tháng qua ghi nhận kỉ lục hơn 14,68 tỷ USD, trong đó các sản phẩm thành đạt 10,1 tỷ USD, chiếm gần 70% kim ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này tăng hơn 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021 và thị trường lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với 7,9 tỷ USD, chiếm khoảng 54% tổng kim ngạch. Các thị trường khác như Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, Nhật là 1,7 tỷ USD, các nước như Anh, Đức, Pháp trong EU chỉ nhập trung bình từ 100-200 triệu USD mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Tuy nhiên, gần 1/2 giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam nằm trong tay doanh nghiệp FDI. Cụ thể, hết tháng 11, các doanh nghiệp FDI chiếm 6,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, chiếm gần 50% so với tổng kim ngạch.
Trong đó, mặt hàng sản phẩm gỗ thành phẩm xuất khẩu đạt hơn 6,2 tỷ USD, trên 60% kim ngạch.
Các dữ liệu trên cho thấy xuất khẩu gỗ Việt vẫn tập trung lớn vào thị trường Mỹ, đáng nói là doanh nghiệp FDI vẫn là khu vực có giá trị xuất khẩu cao, tận dụng tốt lợi thế Việt Nam ký kết các FDI rộng mở, trong khi khu vực trong nước chỉ được chia khoảng 50% kim ngạch.
Việc tập trung lớn vào một thị trường trong nhiều năm có thể gây nguy hại cho ngành sản xuất của Việt Nam, bởi có thể gặp các cáo buộc về phòng vệ thương mại, rủi do kiện bán phá giá, trợ cấp…
Đáng nói, kim ngạch mặt hàng gỗ nhập vào Việt Nam có 1/3 là của Trung Quốc cũng gây lo ngại bất ổn khi mà Mỹ đang tăng cường trừng phạt, đánh thuế vào sản phẩm gỗ Trung Quốc và có thể áp đặt các vụ kiện lẩn tránh xuất xứ, truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ từ các sản phẩm thô đến tinh xảo với kim ngạch bình quân mỗi năm đều trên 10 tỉ USD, đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ 2 ở châu Á, đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2022 ước đạt 15,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 10,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2021.
Thông tin từ những doanh nghiệp tận dụng phế phẩm ngành gỗ, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của các sản phẩm phụ, phế phẩm ngành gỗ của Việt Nam.
Nếu như trước đây có nhiều doanh nghiệp cung ứng phế phẩm dăm gỗ cho thị trường Trung Quốc như Australia, Brazil, Việt Nam, thì trong giai đoạn biến động kinh tế, chỉ còn Việt Nam là nhà cung ứng. Thiếu nguồn cung, Trung Quốc quay sang Việt Nam thu mua dăm gỗ và viên nén, thậm chí lá cây, vỏ cây họ cũng mua và để thu mua đủ nhu cầu họ phải đẩy giá mua lên gấp đôi. Nếu trước đây giá chỉ khoảng 110 USD/tấn dăm gỗ, viên nén bây giờ tăng lên 180 USD/ tấn, tăng hơn 50%.
-
Nhu cầu tại thị trường Trung Quốc cao, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam có nhiều cơ hội
-
Lợi nhuận "lao dốc", các "ông lớn" ngành phân bón trả cổ tức cao có khiến cổ đông an lòng?
-
Giá cao su hôm nay 30/5: Giá cao su bất ngờ quay đầu giảm toàn thị trường
-
Giá cà phê trong nước tiếp tục đi ngang, cao nhất 61.100 đồng/kg
-
VNDirect: Giá lợn hơi trong 2 quý cuối năm có thể lên 62.000 - 65.000 đồng/kg
-
Phân bón Bình Điền (BFC) chốt ngày chia cổ tức lần cuối năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 14%