Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới

Trần Hậu - Đoàn Hồng Thứ bảy, ngày 07/10/2023 19:09 PM (GMT+7)
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ngãi đã huy động được sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhờ đó mà từ cơ sở hạ tầng đến kinh tế - xã hội nông thôn được nâng cấp, thu nhập của người dân được cải thiện.
Bình luận 0

Dấu ấn về cơ sở hạ tầng

Ông Hồ Trọng Phương – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới, với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp và sự đồng thuận, chung tay góp sức của nhân dân, bộ mặt nông thôn tỉnh nhà đã thay đổi đáng kể với những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực.

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 1.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ đã giúp cho diện mạo nông thôn Quảng Ngãi đổi thay từng ngày. Ảnh: T.H.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều mô hình sản xuất, mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

"Dù còn đó nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên giai đoạn này nhận được trợ lực từ các chương trình kết hợp phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương, như: Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" OCOP; chương trình chuyển đổi số… sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới", ông Hồ Trọng Phương – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi.

Theo ông Phương, một trong những điểm nổi bật mà chương trình nông thôn mới mang lại là đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn. Điển hình là giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, chợ, trung tâm y tế… được đầu tư phát triển, chất lượng bảo đảm, đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt, giải trí của người dân địa phương.

Bên cạnh việc tận dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ chương trình nông thôn mới, tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy vai trò là chủ thể của người dân qua việc tự nguyện hiến đất, góp tiền, công lao động làm kênh mương thủy lợi, xây dựng các công trình công cộng, chặt phá cây cối, hoa màu để mở rộng đường giao thông, góp sức để cứng hóa đường thôn ngõ xóm, thắp sáng đường quê, làm vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp….

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 3.

Giao thông đi đầu giúp Quảng Ngãi xây dựng nông thôn mới nhanh, bền vững. Ảnh: T.H.

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 4.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Quảng Ngãi đang hoàn thiện hồ sơ, xét đề nghị công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022 (vượt chỉ tiêu Trung ương giao); có 93/148 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 62,83%); có 75 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu được công nhận. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,5 tiêu chí, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Dự kiến đến cuối năm 2023, Quảng Ngãi có thêm huyện Mộ Đức đạt chuẩn huyện nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Kinh tế "mở đường" để Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới

Ông Nguyễn Thanh Hiên – Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi cho biết, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi không chỉ tập trung phát triển cơ sở vật chất, mà còn vận động người dân thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, thu nhập của bà con nông dân đã được nâng cao, đời sống được cải thiện rõ nét.

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 2.

Các mô hình kinh tế mới tạo động lực cho Quảng Ngãi nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: CTV.

Quảng Ngãi đã tập trung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể để nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển nông thôn theo hướng bền vững.

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 3.

Quảng Ngãi đang đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Ảnh: T.H.

Địa phương triển khai xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng trồng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản gắn với tiêu chuẩn chất lượng, mã truy xuất nguồn gốc; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 4.

Mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu của anh Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng/năm. Ảnh: T.H.

Ông Hiên cho biết thêm, để nâng cao trình độ lao động nông thôn, tỉnh Quảng Ngãi đã mở các lớp đào tạo nghề như: trồng và khai thác rừng, trồng rau an toàn, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, chăn nuôi gia súc - gia cầm, kỹ thuật sơ chế bảo quản hoa màu, trồng nấm các loại và phòng chống dịch gia súc, gia cầm.

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 5.

Quảng Ngãi phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ đã giúp cho người dân nâng cao thu nhập. Ảnh: CTV.

Chủ động hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay từ các chương trình, dự án để giảm nghèo, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế.

Đặc biệt, tỉnh Quảng Ngãi có cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng kho tàng văn hóa bản địa, tập tục và lối sống, ẩm thực phong phú. Đây là một tiềm năng lớn để địa phương đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái cộng đồng.

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 6.

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" OCOP tạo động lực giúp Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới. Ảnh: T.H.

Cùng với đó, tỉnh vận động, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; xây dựng mô hình liên kết giữa chính quyền địa phương với các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người nông dân, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Quảng Ngãi có 7/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (trong đó có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao); 120 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 8 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020….

Tập trung phát triển kinh tế, “mở đường” cho Quảng Ngãi nâng tầm nông thôn mới - Ảnh 10.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem