Thị trường chứng khoán 12/6 bước vào thời kỳ thoái trào?
Thị trường chướng khoán 12/6 nhận được sự đánh giá bi quan từ các công ty chứng khoán TVSI, BVSC, VDSC và MBS. Lời khuyên được đưa ra là bán ra và đứng ngoài thị trường.
TVSI: Tiếp tục điều chỉnh
VN-Index đóng cửa tại 867,37 điểm, giảm 32,63 điểm. Thị trường giảm mạnh về cuối phiên trước sự gia tăng của áp lực bán chốt lời tại vùng giá 890 – 910 điểm.
Hiệu ứng bán tháo xuất hiện khiến độ rộng thị trường nghiêng mạnh về số mã giảm giá. Trong khi đó thanh khoản đạt 8.869 tỷ, tăng 39% lên mức cao nhất từ tháng 2/2018 cho thấy sự áp đảo của bên bán phiên hôm nay.
Trong những phiên tới, VNindex dự báo tiếp tục diễn biến điều chỉnh. Vùng giá 850 – 870 điểm đang là vùng hỗ trợ gần nhất. Tuy nhiên đây không phải là vùng hỗ trợ mạnh, do đó khả năng giảm xuống vùng hỗ trợ sâu hơn cần được lưu ý.
Chúng tôi cho rằng NĐT nên giữ vị thế quan sát và chưa nên vội mua vào ở thời điểm hiện tại.
Vùng kháng cự 890 – 910 điểm, vùng kháng cự tiếp theo 925 – 950 điểm. Vùng hỗ trợ 850 – 870 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo 780 – 810 điểm.
Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:
Nhóm Thép giảm mạnh. HPG duy trì diễn biến điều chỉnh sau khi cho dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn trước đó. Trong khi HSG, NKG vẫn duy trì được xu hướng tăng giá, tuy nhiên rủi ro điều chỉnh đang ở mức cao.
Nhóm Ngân hàng giảm mạnh với thanh khoản tăng cao cho thấy sự áp đảo của bên bán trong phiên hôm nay. Diễn biến điều chỉnh dự báo sẽ xuất hiện trong những phiên tới.
Nhóm Thủy sản chịu áp lực bán mạnh hơn trong phiên hôm nay. Diễn biến điều chỉnh dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong những phiên tới.
BVSC: Tạm thời đứng ngoài thị trường
Thị trường chứng khoán 11/6 nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực bán mạnh vào đầu phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, VN-Index vẫn có khả năng sẽ xuất hiện sự hồi phục tăng điểm trở lại để thử thách vùng kháng cự 883-891 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Về tổng thế, sau khi xuyên thủng ngưỡng điểm trên, thị trường nhiều khả năng sẽ bước vào nhịp điều chỉnh ngắn và có thể lùi về các vùng hỗ trợ mạnh 800-820 điểm trong ngắn hạn. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ còn tiếp tục chịu áp lực chốt lời mạnh trong những phiên tới khi nhiều cổ phiếu thuộc nhóm này đã đạt được mức tăng trưởng đột biến chỉ trong một thời gian ngắn. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs đang ở phía trước.
Chiến lược đầu tư:
- Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức dưới 25% cổ phiếu.
- Nhà đầu tư đã thực hiện bán giảm tỷ trọng danh mục khi chỉ số phá vỡ vùng 883-891 điểm, tạm thời đứng ngoài thị trường. Đối với các nhà đầu tư đang còn tỷ trọng cổ phiếu cao nên bán giảm tỷ trọng trong những phiên tới, đặc biệt là trong các nhịp thị trường tăng điểm.
VDSC: Thị trường chứng khoán đã thoái trào
Sau nhịp tăng dài, các dấu hiệu suy yếu đã dần xuất hiện trong những phiên gần đây, và cụ thể hóa bằng một phiên giảm mạnh với thanh khoản rất cao. Áp lực bán đã dồn nén khá lâu và dễ dàng xuất hiện một phiên bán tháo. Trước mắt, chỉ số sẽ có ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn quanh vùng 840 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD và RSI sau một thời gian nằm trong vùng quá bán, thì đã rất nhanh đảo chiều đi xuống và cho tín hiệu tiêu cực.
HNX-Index cũng giảm sâu 3.83%, kết thúc ngày tại 116.06 điểm. Thanh khoản cũng cao đột biến với 118 triệu cổ phiếu được giao dịch. HNX-Index quay đầu giảm mạnh khi không thể bứt phá xa khỏi ngưỡng kháng cự 120 điểm. Trước mắt vùng 111-113 có thể là hỗ trợ ngắn hạn cho chỉ số này. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD và RSI cũng nhanh chóng quay đầu giảm mạnh.
Trái với xu hướng thị trường, khối ngoại lại mua ròng với số tiền gần 240 tỷ. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng +259,92 tỷ và ở những cổ phiếu như VHM (+195,3 tỷ), FUESSVFL (+115,3 tỷ), VCB (+40,4 tỷ), FUEVFVND (+36,9 tỷ) … Nhưng sàn HNX bị bán ròng nhẹ -11,61 tỷ và ở những cổ phiếu như SHB (-6,8 tỷ), SHS (-2,8 tỷ), PVS (-1,8 tỷ) … Sàn Upcom cũng được khối ngoại mua ròng nhẹ +9,88 tỷ và tập trung vào các cổ phiếu như VEA (+3,0 tỷ), MCH (+3,0% tỷ), OIL (+2,5 tỷ)…
Như vậy, với lượng khớp lệnh kỷ lục từ lúc TTCK mở cửa đến nay, đồng thời các chỉ số chính đều giảm điểm mạnh cho thấy TTCK đã thoái trào sau đợt tăng mạnh mẽ vừa qua. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư thận trọng trong thời điểm này và có thể thu hồi tiền mặt chờ đợi cơ hội mới của thị trường.
MBS: Ồ ạt chốt lời
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm vào hôm nay và kết thúc chuỗi tăng 10 phiên sau dự báo kinh tế tiêu cực của Fed. Giới đầu tư giữ tâm lý thận trong sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra dự báo tiêu cực về nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP Mỹ năm nay được dự báo giảm 6,5% do các hoạt động kinh doanh bị đình trệ chưa từng có vì nỗ lực đối phó đại dịch Covid-19 trước khi phục hồi 5% trong năm 2021, 3,5% trong năm 2022.
Giảm mạnh nhất khu vực là chỉ số ASX 200 của Australia với mức giảm 3,05%. Chỉ số NZX 50 của New Zealand với mức giảm 0,94%. Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và chỉ số Shenzhen Component lần lượt giảm 0,78% và 0,81%. Thị trường Nhật Bản với chỉ số Nikkei 225 giảm 2,82%. Thị trường Hàn Quốc với chỉ số Kospi giảm 0,86%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong với mức giảm 2,32%.
Thị trường chứng khoán trong nước gặp áp lực chốt lời mạnh nhất kể từ đầu tháng 4, có tới 1/3 số mã trong rổ VN30 giảm sàn trong khi khối lượng giao dịch phiên này lập kỷ lục. Tuy vậy, vẫn có tín hiệu tích cực trong phiên hôm nay đến từ khối ngoại khi họ mua ròng mạnh mẽ.
Thanh khoản phiên này lập kỷ lục về khối lượng giao dịch, về kỹ thuật có thể là tín hiệu không tích cực nhưng cần phải theo dõi thêm các phiên sắp tới để có thêm tín hiệu xác nhận liệu đây có phải là phiên phân phối hay chỉ là phiên chốt lời đơn thuần trong 1 xu hướng tăng kéo dài.
Giao dịch khối ngoại diễn ra tích cực khi họ tiếp tục mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 290 tỷ đồng. Lực mua tập trung vào các cổ phiếu VHM (196 tỷ đồng), FUESSVFL (115,4 tỷ đồng), VCB (40,5 tỷ đồng), FUEVFVND (37 tỷ đồng)