Thứ sáu, 17/05/2024

Thủ tướng đang chủ trì Hội nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản

03/08/2023 3:10 PM (GMT+7)

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố. Đây là hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Theo Công điện của Văn phòng Chính phủ, cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.

Thành phần tham dự hội nghị còn có các doanh nghiệp lớn Vingroup, SunGroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, Phú Cường, Becamex IDC Bình Dương, Ecopark, Nam Long,  Hoàng Quân… cùng các doanh nghiệp xây dựng như Coteccons, Hòa Bình, Vinaconex.

Thủ tướng đang chủ trì Hội nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Thủ tướng đang chủ trì Hội nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản. Ảnh: VGP

Các ngân hàng thương mại Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Techcombank, MB Bank cũng không thể vắng mặt tại hội nghị này.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ,thông điệp của Hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững. Tinh thần là cùng chung tay giải quyết, đề cao trách nhiệm vì lợi ích chung, hài hòa lợi ích, giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng phân tích, đánh giá khách quan, trung thực tình hình thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ và thị trường bất động sản hiện nay; phân tích kỹ nguyên nhân để đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường, tập trung vào các vấn đề liên quan tới pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch, tài chính, ngân hàng, thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…

Nghị quyết 33 ban hành ngày 11/3/2023, sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 17/2, để tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Nghị quyết được các chuyên gia đánh giá đã "bắt đúng bệnh" của thị trường bất động sản, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc chủ yếu.

Chính phủ đã chỉ đạo tổng thể các giải pháp và giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt yêu cầu các doanh nghiệp phải ưu tiên nguồn lực để thanh toán nợ, nhất là nợ trái phiếu; chủ động nghiên cứu giá cả, cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường.

Thủ tướng đang chủ trì Hội nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản - Ảnh 3.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, về pháp lý, về nguồn vốn, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu nhưng thanh khoản thị trường thấp, niềm tin nhà đầu tư yếu. Ảnh" Quang Sung

Hai nút thắt chính của thị trường bất động sản là vướng mắc pháp lý và nghẽn dòng tiền được ưu tiên tháo gỡ.

Cụ thể, doanh nghiệp bất động sản khó khăn được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ. Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro với các phân khúc bất động sản. Các ngân hàng thương mại có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường.

Đáng chú ý, Chính phủ đưa ra mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, phân khúc đang thiếu hụt trên thị trường, để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng người dân về nhà ở…

Báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý II/2023 của Bộ Xây dựng cho biết, theo thống kê mới nhất của một số tổ chức khảo sát đánh giá số doanh nghiệp đã giải thể tăng khoảng 30,4% so cùng kỳ năm2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4% so cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, về pháp lý, về nguồn vốn, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp rất lớn trong khi niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản thị trường bất động sản thấp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".