Thứ bảy, 27/04/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng

14/03/2023 6:59 PM (GMT+7)

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Đề án Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban.

Các Phó Trưởng Ban gồm Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Thành viên là lãnh đạo một số bộ, ngành.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo, triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689 ngày 8/6/2022, phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng - Ảnh 1.

Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban, thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Ảnh: VGP

Ban cũng nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan  trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và các vấn đề vượt thẩm quyền Bộ, ngành.

Giúp Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề trong phạm vi thuộc chức năng, nhiệm vụ.

Giúp Thủ tướng điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

 Ngày 8/6/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025".

Theo Đề án, phấn đấu đến năm 2025 xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các TCTD lành mạnh và phát triển bền vững.

Cùng với đó là đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; nâng cao năng lực tài chính của TCTD; ngăn ngừa đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan.

Đề án thí điểm áp dụng tại các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025 đạt 11 - 12%.

Theo NHNN, đến cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ở mức 1,92%. Số liệu cập nhật báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết, tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu tại các ngân hàng này lên trên 136.400 tỷ đồng, so với năm 2021 là 100.853 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.