Tiki huy động thêm 258 triệu USD vốn đầu tư, hướng đến "giấc mơ Mỹ"

Huỳnh Dũng (Tổng hợp) Thứ hai, ngày 08/11/2021 08:54 AM (GMT+7)
Startup thương mại điện tử Tiki đã huy động vốn thành công 258 triệu USD trong bối cảnh chuẩn bị chuyển sang kinh doanh bảo hiểm nhân thọ- một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp này.
Bình luận 0

Tiki tận dụng đà thương mại điện tử Việt Nam đang trong quỹ đạo đi lên

Được biết, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đang nhanh chóng mở rộng nhờ đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, môi trường pháp lý thuận lợi và khả năng truy cập internet được tăng cường. Đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến được dự đoán sẽ chiếm gần một phần mười tổng doanh số bán hàng hóa và dịch vụ của cả nước.

Nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ và không gian thương mại điện tử sôi động của Việt Nam khiến Việt Nam trở thành một nơi thuận lợi để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới. Gần đây, quốc gia này đã và đang nhận được sự quan tâm không nhỏ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiki huy động thêm 258 triệu USD vốn đầu tư, hướng đến "giấc mơ Mỹ" - Ảnh 1.

Tiki của Việt Nam đã huy động được 258 triệu đô la trong vòng tài trợ do AIA Insurance Inc dẫn đầu. Ảnh: Hồng Phúc.

Ngoài ra, đến năm 2025, hơn 70% dân số 100 triệu người của Việt Nam dự kiến sẽ sử dụng các giao dịch thương mại điện tử. Đây là một điều kiện thuận lợi vô cùng lớn.

Tiki huy động được thêm 258 triệu USD vốn đầu tư, đưa định giá công ty lên gần 1 tỷ USD

Kết luận trên không phải là không có căn cứ bởi thêm một tín hiệu lạc quan mới vừa được trang Bloomberg tiết lộ. Trong đó, Tiki đã huy động được 258 triệu USD vốn đầu tư từ AIA Insurance Inc, diễn ra trong bối cảnh Tiki muốn mở rộng mảng kinh doanh của mình sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.


Ngoài AIA Insurance, các nhà đầu tư tham gia vào vòng gọi vốn Series E lần này của Tiki còn có các cái tên như ngân hàng UBS của Thụy Sĩ, quỹ đầu tư Mirae Asset - Naver Asia và nhà mạng Taiwan Mobile. Những nhà đầu tư đã bỏ tiền vào Tiki trước đó là Sumitomo Corp, Northstart Group và JD - gã khổng lồ trong làng thương mại điện tử Trung Quốc, nhà sáng lập Tiki kiêm Tổng Giám đốc Trần Ngọc Thái Sơn cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Khoản vốn mới giúp Tiki đẩy nhanh các khoản đầu tư vào hậu cần phát triển công nghệ AI, hệ thống robot để quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn đặt hàng và cả việc giao hàng, cũng nhu cung cấp các gói bảo hiểm nhân thọ, các công cụ công nghệ mới để tiếp cận thị trường trong mảng kinh doanh bảo hiểm.

Được biết, công ty Tiki có quan hệ đối tác 10 năm với Bảo hiểm AIA. Trong kế hoạch hợp tác mới, Tiki lên kế hoạch đang đa dạng hóa dịch vụ nhiều hơn nữa bằng cách phát triển một nền tảng cho phép các AIA tích hợp các ứng dụng độc lập vào hệ sinh thái của Tiki để người dùng có nhu cầu dễ dàng truy cập ngay trên trang web thương mại của Tiki.

Ông Sơn cho biết, startup này hiện cũng đang triển khai các tài xế xe ôm ở các thành phố từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng và Hà Nội để giao các gói hàng nhanh nhất là hai giờ sau khi có đơn đặt hàng và cũng đang thực hiện thử nghiệm giao hàng trong 30 phút và một giờ.  

Tiki của Việt Nam cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Hoa Kỳ. Ảnh: @AFP.

Tiki của Việt Nam cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Hoa Kỳ. Ảnh: Tiki

Người sáng lập và cũng là CEO của Tiki, ông Trần Ngọc Thái Sơn khẳng định, nhờ khoảng vốn đầu tư mới mà mức định giá của Tiki giờ đây lên đến gần 1 tỷ USD. Được biết, Tiki đã nổi lên như một trong những công ty thương mại điện tử cây nhà lá vườn lớn nhất Việt Nam, với quy mô hoạt động trên toàn quốc và khoảng 4.000 nhân viên.

Một tiết lộ khác quan trọng mà ông Sơn tiết lộ đó là Tiki có ý định sẽ IPO tại Mỹ vào năm 2025. Việc niêm yết thành công một công ty khởi nghiệp lớn của Việt Nam như Tiki tại Mỹ có thể giúp mở đường cho việc tăng cường đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ non trẻ của Việt Nam, lĩnh vực mà ông tin rằng có tiềm năng nổi lên như một trung tâm công nghệ châu Á.

"Điều này cho thấy niềm tin của thị trường vốn toàn cầu vào sự tăng trưởng và tiềm năng của Việt Nam", ông Sơn chia sẻ.

Công ty có có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh này hiện cũng đang tự gắn bó với tầng lớp trung lưu. Bởi số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Những người này cũng có sự chuyển dịch nhu cầu từ mua sắm truyền thống sang thương mại điện tử, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch. Đó cũng lý do người đứng đầu Tiki cho rằng, công ty thương mại điện tử này có thể đạt mức tăng trưởng 40-50% trong một vài năm tới.

Một tín hiệu khả quan khác là Việt Nam được dự báo sẽ có 53 triệu người tiêu dùng trực tuyến, chiếm 71% dân số từ 15 tuổi trở lên, vào cuối năm 2021, tăng 8% so với năm 2020, theo một báo cáo tháng 8 của Facebook & Bain & Co. Báo cáo này cho biết, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai về lượng người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu mua sắm trực tuyến chiếm 10% doanh số bán lẻ của Việt Nam - và ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 50% vào năm 2025. Thị trường bán lẻ trực tuyến của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 12 tỷ USD trong năm nay và 56 tỷ USD vào năm 2026.

Thương mại điện tử mang lại một số cơ hội nhưng thách thức vẫn còn

Các doanh nghiệp thương mại điện tử của Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là về hậu cần, giá cả và nhận thức về sản phẩm. Một vấn đề cơ bản là thời gian giao hàng lâu, với một cuộc khảo sát cho thấy thời gian trung bình là 5,6 ngày. Vì giao hàng nhanh là một yêu cầu thiết yếu để áp dụng rộng rãi trong mua sắm trực tuyến, nên những người chơi thương mại điện tử phải tiếp tục cải thiện thời gian giao hàng của họ.

Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư phải đối mặt là thiệt hại do hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, buôn bán hàng cấm. Các yếu tố ngăn cản người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến là sự chênh lệch giữa quảng cáo và sản phẩm thực tế, sợ lộ dữ liệu cá nhân và chi phí vận chuyển cao.

Những điều quan trọng

Cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế đã tích cực thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ mang lại lợi ích thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng các rủi ro và thách thức nếu tham gia vào ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem