Trí tuệ nhân tạo AI và chặng đường phát triển đáng kinh ngạc trong thập kỷ 2010s

23/12/2019 15:17 GMT+7
Đầu những năm 2010, trí tuệ nhân tạo AI xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng nhiều hơn là cuộc sống thường ngày. Nhưng giờ đây, khi năm 2019 dần khép lại, mọi chuyện đã khác hẳn.
Trí tuệ nhân tạo AI và chặng đường phát triển đáng kinh ngạc trong thập kỷ 2010s - Ảnh 1.

Trí tuệ nhân tạo AI đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc trong thập niên 2010s

Sau tròn 1 thập kỷ, rất nhiều thứ đã thay đổi. Trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, từ smartphone cho đến công nghệ giám sát nhận diện gương mặt, xe tự lái… Tất nhiên, những thành quả hiện nay của nhân loại chỉ là bước đầu tiên nền tảng trong công nghệ AI, như giáo sư khoa học máy tính Đại học Washington Pedro Sebastos nhận định: “Chúng ta đã đi hàng ngàn dặm, nhưng còn hàng triệu dặm phải đi ở phía trước”. Nhưng những thành tựu mà lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đạt được trong thập kỷ vừa qua vẫn xứng đáng được tôn vinh đặc biệt.

Trí tuệ nhân tạo AI và smartphone

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo AI có mặt trên hầu hết các smartphone, từ phần mềm nhận dạng gương mặt để mở khóa điện thoại cho đến các ứng dụng Google Maps… Nhiều gã khổng lồ công nghệ như Apple hay Google thậm chí đang cố gắng thử nghiệm công nghệ AI trực tiếp trên smartphone chứ không thông qua ứng dụng, dựa trên những con chip đặc biệt được điều khiển bằng AI, để tiến hành các hoạt động nhận dạng giọng nói, dịch nhanh từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hay bảo vệ bảo mật dữ liệu.

Trí tuệ nhân tạo AI và chặng đường phát triển đáng kinh ngạc trong thập kỷ 2010s - Ảnh 2.

Ngày càng nhiều ứng dụng smartphone chạy trên nền tảng trí tuệ nhân tạo

Một ví dụ, hồi tháng 10 qua, Google vừa giới thiệu một ứng dụng phiên âm dịch thuật có thể được cài đặt sẵn và chạy trên smartphone Google Pixel mang tên Recorder. Ứng dụng có thể ghi âm, phiên âm trong thời gian thực, hiểu và phân tích những âm thanh, xác định âm thanh khác nhau như âm nhạc, lời nói, tiếng vỗ tay. Người dùng có thể tìm kiếm các bản ghi âm bằng những từ ngữ đơn lẻ. Tuy nhiên, ứng dụng này hiện chưa thể được cài đặt rộng rãi trong smartphone Google do nguy cơ làm giảm tuổi thọ pin, chiếm quá nhiều dung lượng bộ xử lý...

Trí tuệ nhân tạo AI và mạng xã hội

Khi Facebook ra đời năm 2004, nó tập trung vào mục đích kết nối con người thông qua nền tảng mạng xã hội. Giờ đây, Facebook đang nỗ lực phát triển trí tuệ nhân tạo để tiếp nối mục tiêu cốt lõi ấy. Nhà khoa học AI Yann LeCun của Facebook từng chia sẻ với CNN: “Nếu không phát triển sâu vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nền tảng mạng xã hội chỉ là cát bụi”.

Sau nhiều năm phát triển, trí tuệ nhân tạo giờ đây đang tham gia vào các công cụ quản lý bài đăng, quảng cáo hiện lên newfeed người dùng, tự động gắn thẻ người dùng, thậm chí loại bỏ các nội dung chưa ngôn từ kích động thù địch… 

Không riêng Facebook, nhiều mạng xã hội khác như Twitter, Instagram...cũng đang phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các công cụ quản lý, kiểm duyệt và vận hành. Tất nhiên, vẫn còn một hành trình dài để đi, cho đến khi AI được phát triển một cách tối đa và ứng dụng hợp lý nhất.

Trí tuệ nhân tạo AI và chặng đường phát triển đáng kinh ngạc trong thập kỷ 2010s - Ảnh 3.

Trí tuệ nhân tạo AI và trợ lý ảo

Trợ lý ảo là một ứng dụng cho phép người dùng tương tác gần gũi hơn nữa với trí tuệ nhân tạo. Bất cứ khi nào bạn trò chuyện với Alexa của Amazon, Siri của Apple hay trợ lý ảo của Google, đó là khi bạn trải nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo một cách sinh động nhất. Những “trợ lý” này không chỉ lắng nghe, hiểu những gì bạn nói mà còn trả lời, đưa ra bình luận và phản hồi thích hợp.

Sự gia tăng của các ứng dụng trợ lý ảo bắt đầu từ năm 2011, khi Apple phát hành trợ lý ảo Siri trên iPhone. Google đã “bắt trend” ngay lập tức vào năm 2012 với Google Now, nay là phiên bản mới Google Assistant.

Trong khi các trợ lý ảo chủ yếu giới hạn trên thiết bị smartphone, Amazon đã “chơi lớn” khi giới thiệu loa Amazon Echo kết nối Internet và sử dụng trợ lý ảo Alexa vào năm 2014. Chỉ trong quý III/2019, Amazon đã xuất kho gần 10,4 triệu chiếc loa thông minh sử dụng Alexa, chiếm tới 37% thị trường loa thông minh toàn cầu, theo dữ liệu từ Canalys.

Trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ giám sát - nhận dạng

Khi trí tuệ nhân tạo AI đạt được những thành tựu phát triển mới, nó lập tức được đưa vào vào công nghệ giám sát, với một trong những ứng dụng gây tranh cãi nhất là công nghệ nhận dạng khuôn mặt, xác định nhân thân từ video trực tiếp hoặc hình ảnh tĩnh dựa trên sự so sánh các đặc điểm khuôn mặt với cơ sở dữ liệu nhân dạng. Công nghệ nhận dạng gương mặt được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ sân bay cho đến buổi hòa nhạc, trong thành phố, sở cảnh sát...

Tuy nhiên, các hệ thống giám sát nhận dạng gương mặt cho đến nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới do lo ngại về quyền riêng tư và độ chính xác tuyệt đối. 

Năm 2019, một số thành phố của Mỹ bao gồm San Francisco và Oakland ở California; Somerville ở Massachusetts đã cấm các cơ quan chức năng bao gồm cả sở cảnh sát sử dụng công nghệ này. Dù vậy, công nghệ nhận dạng gương mặt, giọng nói… qua trí tuệ nhân tạo đang ngày càng được ứng dụng phổ biến trong mạng lưới camera giám sát tại Trung Quốc, quốc gia sở hữu các tập đoàn công nghệ giám sát hàng đầu thế giới như Hikvision hay Dahua Technology.

Trí tuệ nhân tạo AI và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

AI ngày càng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chẩn đoán, quản lý các vấn đề sức khỏe, từ phát hiện ung thư phổi đến các vấn đề tâm lý và đường tiêu hóa. Dù những ứng dụng như vậy đa phần vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phát triển, nhưng một số công ty khởi nghiệp như Mindstrong Health đã thử nghiệm hệ thống AI đo lường tâm trạng, tình trạng tâm lý với nhiều bệnh nhân. Đó chỉ là một ví dụ trong rất nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người, phát hiện dấu hiệu bệnh tật.


Trí tuệ nhân tạo AI và lĩnh vực nghệ thuật

Trí tuệ nhân tạo AI và chặng đường phát triển đáng kinh ngạc trong thập kỷ 2010s - Ảnh 5.

Bức tranh Edmond de Belamy vẽ bởi một cỗ máy trí tuệ nhân tạo

AI liệu có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Điều này là không tưởng trong 1 thập kỷ trước, nhưng càng ngày càng nhiều người tin rằng đó là viễn cảnh hoàn toàn có khả năng.

Trong 10 năm qua, AI đã được sử dụng để sáng tạo nên các tác phẩm âm nhạc, hội họa… và nhiều thứ khác tương tự như hoạt động sáng tạo của con người, mặc dù ban giám khảo vẫn nghi hoặc liệu một cỗ máy có thực sự có khả năng sáng tạo hay không. 

Cuối năm 2018, một tác phẩm hội họa trừu tượng có tên Edmond de Belamy trở thành tác phẩm nghệ thuật đầu tiên sản xuất bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo được đem ra bán đấu giá, một minh chứng rõ ràng cho việc AI hoàn toàn có thể tham gia vào địa hạt nghệ thuật như những bộ não người.

Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nghệ thuật tạo ra AI đang trở nên phổ biến vào cuối năm 2018, khi một tác phẩm mờ ảo, Old Masters-esque có tên "Edmond de Belamy" trở thành tác phẩm đầu tiên được sản xuất bởi một chiếc máy được bán đấu giá.

Thùy Dung
Cùng chuyên mục