Triển vọng kinh tế chia sẻ trong ngành điện toán đám mây

04/03/2023 15:20 GMT+7
Thông qua mô hình kinh tế chia sẻ, Hợp tác xã Cloud đặt mục tiêu gia tăng tính cộng đồng trong ngành điện toán đám mây, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp ở mọi quy mô có cơ hội tham gia vào tiến trình chuyển đổi số.

Ngày 03/03, VinaCis Group đã công bố mô hình Hợp tác xã Cloud. VinaCis là doanh nghiệp trong lĩnh vực Cloud hơn 10 năm, VinaCis Group luôn mong muốn xây dựng hạ tầng dữ liệu đám mây (cloud) cho người Việt Nam, vượt qua những công ty ngoại ra sao khi xuất phát điểm các công ty nội kém hơn.

Đại diện VinaCis cho rằng: “Việt Nam có lợi thế về thị trường và con người. Những năm gần đây sự phát triển về hạ tầng như data center ở Việt Nam diễn ra nhanh và mạnh mẽ nhưng như thế chưa phải là đủ nếu không có một mô hình phù hợp”

Với xu thế phát triển hiện nay, cùng nhu cầu chuyển đổi số ở mọi ngành nghề, dịch vụ điện toán đám mây là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0 ở Việt Nam có khả năng đạt mức doanh thu lớn. Dự kiến dịch vụ điện toán đám mây có thể đạt doanh thu khoảng 10.000 tỷ trong vòng 2 năm nữa, sau 5 năm có thể lên đến 50.000 tỷ - 100.000 tỷ.

Tăng trưởng với tốc độ 30% mỗi năm, có thể nói điện toán đám mây là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần, còn 80% thị phần còn lại nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài.

Triển vọng kinh tế chia sẻ trong ngành điện toán đám mây - Ảnh 1.

Dịch vụ điện toán đám mây là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0 ở Việt Nam có khả năng đạt mức doanh thu lớn, dự kiến khoảng 10.000 tỷ trong vòng 2 năm nữa

Lợi ích của kinh tế chia sẻ trong phát triển Cloud Việt Nam

Điện toán đám mây cần sự phối hợp của nhiều công nghệ quản trị tự động và kế toán tự động, cũng như yêu cầu về hạ tầng mạng, phần mềm, máy chủ, lưu trữ… vốn dĩ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, điều mà không phải một doanh nghiệp nào cũng có thể hội tụ đủ.

Ông Giáp Hùng Cường, Tổng Giám đốc VinaCis Group, nhà sáng lập Hợp tác xã Cloud nêu điểm lưu ý đầu tiên khi xây dựng hạ tầng ở Việt Nam là phải xây dựng với quy mô đủ lớn để đảm bảo chất lượng cho người dùng, sử dụng các thiết bị - phần cứng mới nhất, và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng sát với từng nhóm đối tượng riêng biệt.

Trong bối cảnh đó, ông Cường cho rằng mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy) sẽ giúp giải quyết bài toán trước mắt. Kinh tế chia sẻ là là mô hình kinh doanh ngang hàng (P2P) dựa trên chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ giữa các bên tham gia. Các bên không nhất thiết phải quen biết nhau.

Mục đích của kinh tế chia sẻ là tận dụng nguồn lực nhàn rỗi của các bên tham gia, từ đó thúc đẩy hợp tác, đem lại giá trị kinh tế. Ví dụ lớn nhất của kinh tế chia sẻ có thể kể đến các dịch vụ du lịch như Airbnb hay dịch vụ thuê xe như Uber ở nước ngoài. Đặc điểm của kinh tế chia sẻ tận dụng sức mạnh công nghệ, internet, giúp những bên tham gia mô hình và người có nhu cầu dễ dàng tìm thấy nhau hơn.

Mô hình Hợp tác xã Cloud giải quyết các bài toán khó kể trên nhờ tập hợp sức mạnh của các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp, các hãng máy chủ đa quốc gia, các trung tâm dữ liệu trong nước, các công ty phần mềm...

Dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần, còn 80% thị phần còn lại nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài như Amazon Web Services (33%), Google (21%), Microsoft (21%) - số liệu do Viện Chiến lược thông tin và truyền thông công bố.

Nhà sáng lập VinaCis Group cho biết: “Cloud là một mô hình chứ không chỉ là sản phẩm. Hợp tác xã Cloud giải quyết các vấn đề về quy mô hạ tầng, chất lượng, tính năng sản phẩm và bán hàng”. 

Hạ tầng chuyển đổi số của toàn dân

Là Ủy Viên Ban Chấp Hành Hội Tin Học TP.HCM, Phó Tổng Thư Ký Hiệp Hội Internet Việt Nam, ông Giáp Hùng Cường rất quan tâm chuyển đổi số. Dựa trên nhu cầu phát triển hạ tầng số ở Việt Nam và mong muốn giải quyết bài toán khó mà hạ tầng số mà từng doanh nghiệp đang gặp phải, ông đã xây dựng mô hình Hợp tác xã Cloud với mục tiêu: cùng các doanh nghiệp giải quyết bài toán hạ tầng, gia tăng tính cộng đồng để các doanh nghiệp ở mọi quy mô có cơ hội tham gia vào mô hình chuyển đổi số. 

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực điện toán đám mây, VinaCis Group có lợi thế về nền tảng và phần cứng. VinaCIS Group đảm nhận nhiệm vụ đóng góp nền tảng IBIZA quản trị theo thời gian thực và sử dụng 20 năm kinh nghiệm quản lý vận hành hạ tầng để kết nối các bên lại cùng nhau kinh doanh trên 1 nền tảng minh bạch và chặt chẽ.

Ông Giáp Hùng Cường cho biết nền tảng của Hợp tác xã Cloud có thể tiếp cận doanh nghiệp ở mọi quy mô, từ các công ty, tập đoàn lớn đến SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) và MSME (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa) sẽ góp phần vào việc lưu trữ và truy xuất đồng bộ dữ liệu để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Các nền tảng cloud lớn ở nước ngoài thường tiếp cận các tập đoàn lớn, những hệ thống banking… trong khi các SME ở Việt Nam lại cần các nền tảng Cloud có chi phí hợp lý và dễ sử dụng.

Triển vọng kinh tế chia sẻ trong ngành điện toán đám mây - Ảnh 3.

Mô hình điện toán đám mây của Hợp tác xã Cloud

Dự kiến, mô hình điện toán đám mây của Hợp tác xã Cloud sẽ được chính thức ra mắt vào ngày 17/03/2023. Bước đầu, dự án mong muốn kêu gọi đầu tư 1000 máy chủ và phát triển 1000 đại lý, phục vụ 50.000 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng dịch vụ hạ tầng công nghệ viễn thông vận hành các phần mềm, nền tảng số phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bất kỳ ai cũng có thể sở hữu một hệ thống điện toán đám mây riêng của mình, được vận hành, khai thác một cách chuyên nghiệp bằng phần mềm tự động và giám sát minh bạch theo thời gian thực. 

Q. Nguyễn
Cùng chuyên mục