Trồng rừng bạt ngàn, chặt gỗ bóc ra thứ này bán, nhiều nhà ở nơi này của Thái Nguyên khá giả hẳn lên

Hà Thanh - Kiều Hải Thứ hai, ngày 14/02/2022 11:30 AM (GMT+7)
Từ trồng rừng, sản xuất gỗ bóc và ván ép, nhiều hộ gia đình ở xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên không chỉ vươn lên làm giàu, mà còn giúp lượng lớn lao động tại địa phương có thu nhập ổn định.
Bình luận 0

Nhờ tận dụng và phát huy lợi thế từ rừng, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã mở xưởng sản xuất gỗ bóc, làm ván ép. Từ đó, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Gia đình anh Trần Văn Phương (xóm Đèo Khê, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) hiện có 23ha diện tích đất trồng keo.

Thái Nguyên: Tận dụng lợi thế từ rừng nhiều xưởng gỗ bóc, ép ván mở ra tạo việc làm cho lao động địa phương  - Ảnh 1.

Gia đình anh Trần Văn Phương chủ yếu trồng keo lai cao sản. (Ảnh: Hà Thanh)

Anh Phương cho biết, anh bắt đầu trồng rừng từ năm 2015. Ngoài 3ha diện tích đất tại xã Tân Kim, anh mua thêm 20ha tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ và trồng keo trên toàn bộ diện tích đất đó.

Theo đúng quy trình, sau 7 năm, cây keo sẽ cho thu hoạch gỗ. Tuy nhiên do gia đình anh đang có xưởng bóc gỗ, làm ván ép nên anh thu hoạch sớm để lấy nguyên liệu.

Thái Nguyên: Tận dụng lợi thế từ rừng nhiều xưởng gỗ bóc, ép ván mở ra tạo việc làm cho lao động địa phương  - Ảnh 2.

Gỗ keo được thu hoạch để phục vụ cho các xưởng sản xuất gỗ bóc và ván ép (Ảnh: Hà Thanh)

Đến nay, gia đình anh đã thu hoạch được khoảng 100m3 gồm cả gỗ và củi với thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha. Nếu đủ thời gian 7 năm thu hoạch thì sẽ cho thu nhập lên tới 130 triệu đồng/ha.

Ngoài trồng keo, gia đình anh còn có 1 xưởng gỗ bóc và 1 xưởng ép ván bắt đầu hoạt động từ năm 2021. Riêng xưởng ép ván có diện tích khoảng 1.400m2 với chi phí đầu tư ban đầu khoảng hơn 4 tỷ đồng, gồm cả xây dựng nhà xưởng mà mua máy móc thiết bị.

Trung bình mỗi tháng nếu hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm, xưởng của anh Phương ép được khoảng 300m3 gỗ.

Với quy mô như hiện nay, xưởng của anh Phương đã tạo công ăn việc làm cho 30 người lao động với mức thu nhập trung bình khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.

Thái Nguyên: Tận dụng lợi thế từ rừng nhiều xưởng gỗ bóc, ép ván mở ra tạo việc làm cho lao động địa phương  - Ảnh 1.

Lãnh đạo xã Tân Kim đến thăm xưởng gỗ bóc của gia đình anh Trương Văn Phương (xóm Đèo Khê, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Hà Thanh

Theo anh Phương, hiệu quả kinh tế từ trồng rừng tuy thấp hơn từ dịch vụ thương mại nhưng ít rủi ro và mang lợi nhuận lâu dài hơn. Tuy nhiên, anh có thuận lợi là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ nên rất tiện lợi cho nhu cầu sản xuất, chế biến gỗ tại xưởng.

Nếu hoạt động ổn định và không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xưởng gỗ của anh lãi khoảng 150 triệu đồng/tháng. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách và xuất bán đi Bình Dương.

Hiện nay, nhu cầu của thị trường về mặt hàng này vẫn rất lớn, và yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, anh Phương dự tính sẽ mở rộng thêm diện tích nhà xưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Còn gia đình ông Lê Văn Bằng (xóm Trại, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) cũng là một trong những hộ phát triển mô hình sản xuất gỗ bóc lớn ở địa phương.

Trước đây, gia đình ông chuyên về ấp nở trứng gia cầm và chăn nuôi. Nhưng từ năm 2021, gia đình ông đã quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng để sản xuất gỗ bóc.

Thái Nguyên: Tận dụng lợi thế từ rừng nhiều xưởng gỗ bóc, ép ván mở ra tạo việc làm cho lao động địa phương  - Ảnh 5.

Xưởng sản xuất gỗ bóc của gia đình ông Lê Văn Bằng (xóm Trại, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). (Ảnh: Hà Thanh)

Khác với gia đình anh Phương, ông Bằng chủ yếu thu mua gỗ từ các hộ gia đình trong xã Tân Kim và trên địa bàn huyện Phú Bình về để sản xuất.

Hiện gỗ được ông thu mua với giá 1.000 – 1.500 đồng/kg tương đương khoảng 700.000 – 800.000 đồng/m3.

Trung bình mỗi tháng, gia đình ông sản xuất được khoảng 500m3 gỗ bóc, tùy vào từng thời điểm và thời tiết.

Thái Nguyên: Tận dụng lợi thế từ rừng nhiều xưởng gỗ bóc, ép ván mở ra tạo việc làm cho lao động địa phương  - Ảnh 6.

Trung bình mỗi tháng, gia đình ông Bằng sản xuất được khoảng 500m3 gỗ bóc tùy vào từng thời điểm (Ảnh: Hà Thanh)

Sản phẩm của gia đình ông Bằng chủ yếu được xuất bán đi một số tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hưng Yên, với giá 1,5 triệu đồng/m3.

Với việc phát triển mô hình xưởng sản xuất gỗ bóc, gia đình ông Bằng đã tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nhiều bà con trên địa bàn với mức thu nhập ổn định từ 7- 8 triệu đồng/người/tháng.

Thái Nguyên: Tận dụng lợi thế từ rừng nhiều xưởng gỗ bóc, ép ván mở ra tạo việc làm cho lao động địa phương  - Ảnh 7.

Xưởng gỗ bóc của gia đình ông Bằng tạo công ăn việc làm cho 12 lao động thường xuyên tại địa phương. (Ảnh: Hà Thanh)

Thái Nguyên: Tận dụng lợi thế từ rừng nhiều xưởng gỗ bóc, ép ván mở ra tạo việc làm cho lao động địa phương  - Ảnh 8.

Nhờ làm gỗ bóc, ván ép, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có cuộc sống khá giả. (Ảnh: Hà Thanh)

Ông Nguyễn Văn Huỳnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Kim cho biết, trong những năm gần đây, bà con trên trên địa bàn xã Tân Kim chủ yếu tập trung trồng keo. 

Từ nguồn nguyên liệu này, nhiều hộ gia đình đã phát triển mô hình sản xuất ván bóc. Hiện nay, trên địa bàn xã Tân Kim có tất cả 23 xưởng bóc ván và mới thành lập 2 cơ sở ép ván, đa số tập trung ở các xóm Đèo Khê, Bờ La và xóm Trại.

Trong thời gian vừa qua, các xưởng bóc gỗ trên địa bàn hoạt động rất hiệu quả, đem lại thu nhập cho các hộ gia đình. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho bà con tại địa phương với mức thu nhập ổn định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem