Tư vấn: Trẻ tiêm phòng rồi vẫn có thể mắc bệnh sởi

Thứ sáu, ngày 18/04/2014 16:38 PM (GMT+7)
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể mắc ở mọi lứa tuổi nếu như chưa có miễn dịch. Nếu con chị tiếp xúc với nguồn bệnh thì có đến 90% con bạn sẽ mắc bệnh. Cách phòng chống bệnh sởi hữu hiệu nhất chính là đi tiêm vaccin phòng sởi.
Bình luận 0
Hỏi: Con tôi được 2 tuổi rưỡi nhưng do trong giai đoạn trên dưới 1 tuổi, vì lo ngại trước những thông tin xung quanh vụ lùm xùm vaccine nên tôi không cho cháu đi tiêm phòng theo lịch. Vì lẽ đó, đến hiện nay, cháu chưa được tiêm phòng mũi sởi nào. Vậy xin hỏi, nếu tôi muốn tiêm phòng sởi cho con thì phải đến đâu và tiêm như thế nào?

Lê Thị Lý (Hà Nội)

Vì chưa tiêm phòng sởi cho con nên trong giai đoạn này gia đình tôi rất hoang mang. Tôi định đưa cháu đến cơ sở y tế để tiêm nhưng lại lo sợ rằng có nên cho con tiêm phòng sởi khi dịch đang lan rộng và diễn biến phức tạp như thế này hay không?

Anh Thư (Bắc Giang)

img

Trả lời:

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể mắc ở mọi lứa tuổi nếu như chưa có miễn dịch. Nếu con chị tiếp xúc với nguồn bệnh thì có đến 90% con bạn sẽ mắc bệnh. Cách phòng chống bệnh sởi hữu hiệu nhất chính là đi tiêm vaccin phòng sởi.

Hiện vaccin phòng sởi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm 2 mũi, mũi đầu khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 nhắc lại lúc trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu cháu của chị chưa tiêm mũi nào và chưa bị mắc sởi thì nên đưa cháu đi tiêm phòng tại các trạm y tế xã. Hiện các địa phương cũng mở chiến dịch tiêm vét phòng sởi miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi trở xuống.

Do đó, chị nên đến các trạm y tế xã để tiêm phòng sởi cho con, ngoài ra cũng có thể tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng dịch vụ. Sau khi tiêm khoảng 2-3 tuần thì trẻ sẽ có miễn dịch với bệnh sởi. Vaccin sởi là một trong những vaccin có hiệu lực cao nhất, nhưng cũng chỉ đạt hiệu lực khoảng 90%. Như vậy trong số 100 trẻ được tiêm, sẽ có một số trẻ tiêm rồi vẫn có khả năng mắc bệnh. Điều này phụ thuộc vào hiệu lực của vaccin và sự đáp ứng miễn dịch của trẻ.

TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế)

Tính đến ngày 16/4, theo thống kê, cả nước đã có hơn 7.000 ca mắc sởi. 111 trẻ em qua đời do sởi trong khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Số lượng người lớn phải vào viện cấp cứu do những biến chứng của sởi cũng đang tăng vọt. Dịch bệnh nguy hiểm này ngày càng lan tràn và có diễn biến vô cùng phức tạp.

Nhằm giúp độc giả có những kiến thức cơ bản để phòng và chữa bệnh, Dân Việt mở chuyên đề "Tư vấn ứng phó với dịch sởi". Những thắc mắc của độc giả về bệnh sởi sẽ được giải đáp nhanh, chính xác và đầy đủ qua sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế.

Các câu hỏi xin gửi về địa chỉ mail loisongsuckhoe@gmail.com.

Diệu Linh (Diệu Linh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem