VNIndex sẽ chinh phục mốc lịch sử mới 1.380 điểm sau nghỉ lễ 30.4?

Bá Duy Thứ tư, ngày 02/05/2018 07:15 AM (GMT+7)
Diễn biến của thị trường cho thấy dòng tiền đang lan toả sang các cổ phiếu cơ bản thay vì phụ thuộc quá lớn vào VN30. Cổ phiếu ngành như ngân hàng, BĐS cho thấy kỳ vọng hệ số P/E lên mức 20... Đây là những lý do để tin rằng VNIndex đã hồi phục và sẽ chinh phục mốc lịch sử mới 1.380 điểm hoặc cao hơn.
Bình luận 0

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của CTCK SSI mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI, nhận định thị trường chứng khoán (TTCK) chưa bao giờ tốt như năm nay. “Giai đoạn này sẽ đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử và cùng với VNIndex chinh phục đỉnh cao mới”.

Ba lý do VNIndex chinh phục mốc lịch sử 1.380 điểm

Hãy coi VNIndex như một mã cổ phiếu và cổ phiếu này cũng sẽ vận động theo quy luật sóng. Xuyên suốt quá trình vận động từ đầu 2016 đến nay có thể thấy VNIndex đang ở chân sóng 5 lớn sóng tăng cuối cùng của TTCK sóng này có thể đạt đỉnh ở giữa 2019. Mốc chinh phục mới đạt đỉnh ở 1.380 điểm, 1.475 điểm hoặc còn có thể cao hơn nữa.

Nhưng chúng ta không thể loại trừ khả năng ảnh hưởng từ các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bất ổn chính trị thế giới sẽ tác động mạnh đến chỉ số VNIndex.

Phiên giao dịch ngày 27.4, nếu nhà đầu tư để ý VNIndex tăng điểm trước khi chỉ số VN30 tăng và giảm nhẹ hơn khi chỉ số VN30 giảm mạnh, hàm ý dòng tiền đã lan toả sang các cổ phiếu cơ bản thay vì sự phụ thuộc quá lớn vào VN30, đó chính là động lực tích cực cho sự phục hồi bền vững của TTCK.

img

VNIndex sẽ chinh phục mốc lịch sử mới 1.380 điểm hoặc cao hơn

Một lý do nữa cho sự tăng điểm của VNIndex là ngưỡng chỉnh đã hợp lý và sự trở khởi đầu của chứng quyền(CW). Nhiều nhà đầu tư cho rằng VNIndex cần phải điều chỉnh tạo ra hấp dẫn cho nhà đầu tư mới và giá nhiều cổ phiếu đã giảm gần 20 - 30% hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Mặc dù, các yếu tố kinh tế vĩ mô và các chính sách liên tục ủng hộ thị trường đó là yếu tố chứng quyền ra mắt trong tháng 5 (CW: Các công ty chứng khoán phải sở hữu cổ phiếu nếu muốn bán CW, khối lượng cổ phiếu tối đa được phép bán 10% khối lượng lưu hành tự do) và giá cổ phiếu đã đạt kỳ vọng (P/E  trung bình thị trường lên tới hơn 20).

Một lý do nữa không thể không nhắc đến đó là những “cổ phiếu trà đá” như LCM, PPI ,VHG, HQC. OGC, KLF hay tương đương cốc trà đá như  ITA, HHS, hay cao hơn chút như SHI, TTF, VNE, IJC... còn chưa nhận được giá trị thực sự vốn có của nó thì VNIndex vẫn còn động lực để phát triển lên tầm cao mới và không thể rơi tự do như nhiều nhà đầu tư đang run sợ.

Các nhóm ngành ảnh hưởng tới VNIndex

Đầu tiên là nhóm ngành Ngân hàng với mức kỳ vọng hệ số P/E khoảng 20. Các mã cổ phiếu VCB, CTG, BID  sau thời giảm sâu giá đang ở mức hấp dẫn sẽ dẫn dắt dòng cổ phiếu ngân hàng và TTCK hồi phục. Cổ phiếu CTG đang có hệ số P/E 14,68 và là cổ phiếu đầu ngành P/E hấp dẫn. Cổ phiếu VCB, BID có hệ số P/E tương ứng 23 và 18 có vẻ kém hấp dẫn hơn một chút.

Các cổ phiếu ngân hàng khác như SHB (P/E 8,9), VPB(P/E 10,89), MBB, HDB, ACB… đều được đánh giá có những bước phục hồi lớn trong nhịp này.

Nhóm ngành BĐS và xây dựng có mức hệ số P/E khoảng 8-10. Cơn sốt đã quay trở lại thời hoàng kim 2010 của thị trường BĐS. VIC là một cổ phiếu khác biệt so với thị trường người ta dễ dàng chấp nhận P/E 74 bởi những gì Vingroup tạo dựng được.

VNL vươn tầm quốc tế đằng sau là một tổ chức ngoại nào đó giao dịch thỏa thuận đột biến phiên 20.4 với thanh khoản 52 triệu cổ phiếu, tương đương 3.600 tỷ đồng và niêm yết 160 triệu trái phiếu chuyển đổi lên sở GDCK Singapore 2 phiên sàn vừa qua có lẽ là nhịp chỉnh.

HBC với đà tăng trưởng như hiện tại  tương lai sẽ tiến tới đẳng cấp của CTD. Tuy nhiên khó khăn của HBC là vay nợ quá nhiều các công trình thi công dở dang khiến HBC gặp nhiều áp lực về trả lãi suất. Ban Lãnh đạo đã xử lý rất khéo trong việc trả cổ tức cho cổ đông bằng 5% tiền mặt + 50% cổ tức đảm bảo công ty vẫn duy trì nguồn vốn hoạt động mà lại không làm cổ đông cảm thấy thiệt thòi.

img

Danh sách nhóm cổ phiếu ảnh hưởng sâu đến chỉ số VNIndex

Nhóm ngành thép và tôn mạ chịu sự ảnh hưởng bới nguy cơ áp thuế thép của Mỹ cùng với giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng không vì thế mà nói ngành thép không thể phát triển vì nhu cầu xây dựng vẫn đang rất lớn. Nhưng HPG đã khẳng định được đẳng cấp với việc tăng trưởng ổn định, nhà máy Dung Quất đi vào hoạt động phá vỡ thế chân vạc ngành Tôn Mạ của HSG, NKG, Tôn Đông Á.

Nhóm ngành dầu khí chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình chính trị.PLX đặt mục tiêu mang tính khiêm tốn và thăm dò khi mà giá dầu đã lên 65 USD. Ban lãnh đạo đang xem xét khả năng chỉnh sửa lại kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế. Phiên trần hôm thứ 6 tuần trước đánh dấu sự thay đổi sau chuỗi ngày giảm giá của cổ phiếu này.

Nhóm cổ phiếu PVS, PVD, PVB sau cuộc khủng hoảng cá rồng đỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ là thời gian sideway (vừa tích luỹ vừa tăng) trong biên độ hẹp và chỉ thực sự trở lại trong quý  tiếp theo.

BSR sau phiên IPO là chuỗi ngày giảm giá chưa có hồi kết thúc. Nhược điểm của BSR vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) công suất lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn (mức đầu tư 9 tỷ USD) sẽ đi vào hoạt động từ đầu từ đầu tháng 5 tới khiến BSR không còn là độc tôn trên thị trường. Thị phần sắp tới nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn 50%, BSR 30% và 20% còn lại là nhập khẩu.

Cổ phiếu hàng không là cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Trong khi giá cổ phiếu VJC của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo không ngừng tăng cao đạt kỷ lục mới thì cổ phiếu HVN ngược lại. Nhưng với tin bán 371 triệu quyền mua của nhà nước giá 6.028 đồng và chuyển sang sàn HOSE trong năm nay là yếu tố tác động tích cực tới giá cổ phiếu HVN.

Nhóm ngành sữa, đồ uống và thực phẩm tiêu dùng như VNM đã cho dấu hiệu hồi phục thì SAB vẫn là ẩn số lớn của tỷ phú Thái. Cổ phiếu MSN sau khi chiếm lĩnh phần lớn thị phần gian bếp, ông lớn thực phẩm đã lấn sân sang miếng bánh thực phẩm chức năng. Nước cờ này sẽ đưa MSN về đâu?

Cổ phiếu KDC có lẽ đã lãng quên khi bán mảng vua bánh kẹo lấy 12.000 tỷ đồng năm 2015. Lời hứa 800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 3 năm đã được ban lãnh đạo thực hiện và giờ đây nếu nhà đầu tư theo sát KDC sẽ không bị thất vọng với hàng loạt thương vụ M&A trong mảng dầu ăn như TAC, VOC đã cho lại kết quả khả quan.

Nói riêng về thuỷ sản CPTTP và sự úp mở khả năng trở lại của Mỹ cùng với nhu cầu tăng cao của thị trường Trung Quốc và Ấn Độ ảnh hưởng tích cực tới Thuỷ Sản Việt Nam. VHC nữ hoàng cá tra được hưởng lợi nhất về thuế chống bán phá giá của Mỹ, P/E hiện tại khoảng 9, chưa tương xứng với tiềm năng vị trí đầu ngành. Nhóm cổ phiếu IDI, ASM, ANV đều là những cổ phiếu tăng trược đột phá trong thời gian qua. Sự trở lại của HVG sau khi được giãn nợ từ BID, và thỏa thuận của VCB sẽ là những bước tiến lớn đánh dấu sự trở lại.

*Lưu ý: Bài viết này tác giả đề cập tới tất cả các cổ phiếu thuộc tất cả các nhóm ngành có khả năng ảnh hưởng tới chỉ số của TTCK trong thời gian tới. Nội dung là sự tổng hợp nhận định khách quan cá nhân không khuyến nghị hay đả kích bất kỳ mã cổ phiếu nào và chỉ mang ý nghĩa tham khảo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem