Thứ ba, 07/05/2024

10 tỉnh thành có mức dao động giá bất động sản cao nhất

21/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Không riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà nhiều địa phương khác thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của thị trường bất động sản, giá bất động sản liên tục tăng bất chấp Covid-19.

Theo nhìn nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản Việt Nam năng động và có nhiều động lực phát triển nhất châu Á, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm.

Bất động sản được dự báo triển vọng tích cực trong 20 năm tới do mức độ đô thị hóa vẫn ở mức thấp và đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hạ tầng cơ bản còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Hệ thống hạ tầng kết nối là động lực lành mạnh thúc đẩy thị trường. Trong thời gian qua, giá bất động sản đã liên tục tăng bất chấp Covid-19. Theo VARS, giá dao động mạnh tại nhiều địa phương cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra cân bằng.

Theo tính toán của bộ phận xử lý dữ liệu VARS, 10 tỉnh thành có mức độ dao động giá cao nhất lần lượt là Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bắc Giang.

Điểm tên 10 tỉnh thành có mức giao động giá bất động sản cao nhất 2021 - Ảnh 1.

Nhà liền kề khu đô thị Ao Sào (Hoàng Mai, Hà Nội) có giá tăng từ 1-2 tỷ đồng/ căn trong năm 2021. Ảnh: Minh Khôi

Tại Hà Nội, trong năm vừa qua nguồn cung bất động sản nhà ở khan hiếm do tốc độ phê duyệt dự án chậm. 80% các sản phẩm chào bán là hàng tồn kho từ các năm trước. Giá căn hộ chung cư ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi giá nhà đất tăng mạnh từ 20 - 30%. Các đợt sốt đất nền cục bộ đã diễn ra tại các huyện ngoại thành, đặc biệt là những huyện có thông tin lên quận.

Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang là ba tỉnh có dấu hiệu hồi phục tích cực nhất trong phân khúc bất động sản nhà ở khi nhà đầu tư tìm kiếm nguồn cung thay thế Hà Nội. Đặc biệt, Bắc Giang là tỉnh chứng kiến tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ với sự phát triển phân khúc bất động sản công nghiệp.

Với Hải Phòng, tuyến đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế phía bắc bao gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã thu hút thêm nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội với bất động sản tại tỉnh này.

Điểm tên 10 tỉnh thành có mức giao động giá bất động sản cao nhất 2021 - Ảnh 2.

Đất phân lô ở các huyện ven Thủ đô thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Ảnh: Minh Khôi

Tại khu vực phía nam, TP.HCM chứng kiến mức sụt giảm cả cung và cầu tại các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố/biệt thự. Khu đông dẫn dắt nguồn cung căn hộ, nhà phố/biệt thự. Các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, quận 9 cũ dẫn dắt nguồn cung phân khúc đất nền. Tuy nguồn cung cao hơn so với nhu cầu nhưng tất cả các phân khúc đều ghi nhận sự gia tăng về giá so với năm 2020. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2022.

Việc phát triển TP Thủ Đức cùng tốc độ đô thị hóa mau chóng cũng đã giúp Đồng Nai phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ cùng vị trí thuận lợi, thị trường này cùng với Long An, Bình Dương được đánh giá là những ngôi sao mới trên thị trường bất động sản.

Nhìn nhận về thị trường bất động sản thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đánh giá: Giá bất động sản liên tục tăng, trong đó nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân.

Giá bất động sản một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay. Từ đó, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Vừa qua, những cư dân đầu tiên của dự án Him Lam Thường Tín chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) từ chủ đầu tư.

Long An đẩy nhanh phát triển bất động sản công nghiệp, đô thị

Long An đẩy nhanh phát triển bất động sản công nghiệp, đô thị

Chính phủ vừa cho phép tỉnh Long An chuyển mục đích sử dụng 43 ha đất trồng lúa sang mục đích thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú (huyện Đức Hòa). Ngoài bất động sản công nghiệp, Long An cũng đang tăng tốc xây dựng các khu đô thị.

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

Thời gian tới, TP.HCM sẽ tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030, ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, các điểm kết nối giao thông vận tải.

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Cơ quan chức năng cho rằng nếu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc việc xác định tiền sử dụng đất, TP.HCM sẽ có khoảng hơn 100 hồ sơ dự án được giải quyết, với khoảng hơn 80.000 sổ hồng.

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, trong đó có việc đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị...

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.