Ai "hậu thuẫn" cho sự thăng tiến "chóng mặt" của 'ông chủ 8X Nguyễn Văn Tuấn?

17/10/2019 16:21 GMT+7
Sau sự vụ nước sông Đà bị ô nhiễm dầu thải, nhiều người biết đến ông chủ thực sự của Viwasupco là ông chủ 8X Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Gelex, ông chủ Nhà máy nước sông Đà, với khối tài sản khủng. Tìm hiểu kỹ hơn mới biết đằng sau sự thăng tiến chóng mặt của ông chủ 8X này là sự hậu thuẫn của mẹ và vợ.

Hậu phương của ông chủ 8X Nguyễn Văn Tuấn

Những ngày qua, sự cố ô nhiễm nước sông Đà tại Nhà máy nước sông Đà đang gây xôn xao dư luận. Và Công ty nước sạch Sông Đà (Viwasupco-mã VCW) là đơn vị cung cấp cho hàng nghìn người dân tại Hà Nội. 

Được biết, Wiwasupco tiền thân là Ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy nước trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex.

Năm 2009, doanh nghiệp này cổ phần hóa. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ cấu cổ đông của Nước sạch sông Đà khá cô đặc khi phần lớn tỷ lệ sở hữu chỉ nằm trong tay hai công ty là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (60,46%) và CTCP Cơ điện lạnh (35,88%).

Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex được biết đến là công ty con của Tổng CTCP thiết bị điện Việt Nam (Gelex; mã chứng khoán GEX) với tỷ lệ sở hữu 100%.

Ông Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1984, là cử nhân trường Đại học Thương mại. Hiện ông chủ 8X Nguyễn Văn Tuấn đang là Chủ tịch HĐQT của Gelex và hàng loạt các công ty như: Viglacera, Công ty cổ phần Dây cáp Điện Việt Nam (CAV), Công ty cổ phần Kho vận miền Nam (STG) và Công ty cổ phần FTG Việt Nam.

Đứng đầu chèo lái con thuyền GEX nhưng ông chủ 8X Nguyễn Văn Tuấn lại không nắm giữ bất kỳ mã cổ phiếu GEX nào. Tuy nhiên, người thân của ông, đó là mẹ và vợ ông đều đang nắm giữ một lượng lớn cổ phần chi phối các công ty có liên quan mật thiết với GEX.

Ai đứng đằng sau sự thăng tiến "chóng mặt" của ''ông chủ" Viwasupco? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện là Chủ tịch HĐQT Gelex.

Cụ thể, vợ ông Nguyễn Văn Tuấn là bà Dương Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1987 (thường trú quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) là cổ đông giữ 51% cổ phần Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp Huy Hoàng có vốn điều lệ 952 tỷ đồng, trụ sở chính tại phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Bà Dương Thị Hồng Hạnh cũng từng đấu giá thành công 4,5 triệu cổ phần Công ty TNHH MTV DAP- VINACHEM.

Còn bà Đào Thị Lơ cũng là cổ đông lớn của Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp Huy Hoàng với 49,1% cổ phần. Bà Lơ hiện thường trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội. Công ty Huy Hoàng hiện cũng là chủ sở hữu Công ty TNHH MTV đầu tư Gelex có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, trụ sở chính tại Thị trấn chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, bà Lơ còn là cổ đông giữ 10% của CTCP Vật tư Nông nghiệp Thống nhất Tây Nguyên với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Đây là công ty con của GTNFoods. Bà Lơ chính là mẹ ruột của ông Nguyễn Văn Tuấn.

Quyền lực của mẹ và vợ ông chủ 8X Nguyễn Văn Tuấn

Như vậy, hai người thân trong gia đình của ông chủ 8X Nguyễn Văn Tuấn hiện đang nắm quyền chi phối công ty là cổ đông lớn nhất của Gelex. Điều này có thể giải thích cho việc ngày 1/8/2016, Gelex đã tổ chức ĐHCĐ bất thường bầu bổ sung ông Tuấn làm thành viên HĐQT và chỉ 1 tháng sau, ngày 6/9/2016 được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Sau đó, ông Nguyễn Văn Tuấn liên tiếp thăng chức và đến nay làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Gelex

Với việc mẹ và vợ nắm 100% cổ phần tại Xây lắp Huy Hoàng, trong khi công ty này cũng là chủ sở hữu Công ty TNHH MTV đầu tư Gelex (Công ty sở hữu 69 triệu cổ phần tại GEX) có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, trụ sở chính tại Thị trấn chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Nhắc đến Xây lắp Huy Hoàng, công ty này được thành lập từ năm 2012 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng do hai cổ đông sáng lập gồm: Nguyễn Việt Hùng (66,67%) và Dương Hoàng Đại (33,33%).

Tuy nhiên, ngày 13/4/2016, công ty này bất ngờ tăng vốn điều lệ lên 952 tỷ đồng, hai cổ đông sáng lập đều thoái vốn. Lúc này, mẹ và vợ của ông Nguyễn Văn Tuấn nắm đến 73,8% vốn điều lệ tại Xây lắp Huy Hoàng.

Đáng chú ý, trong nhóm cổ đông của Xây lắp Huy Hoàng xuất hiện hai cổ đông họ Dương khác là Dương Hữu Tồn và Dương Hữu Hiệu.

Ông Dương Hữu Hiệu được biết đến là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH thương mại Thành Hiệu và Chi nhánh CTCP đầu tư và xây dựng Trường Sơn. Ông Hiệu được giới thiệu là em trai của ông Dương Hữu Hiếu – Chủ tịch HĐQT CTCP thương mại và khai thác khoáng sản Dương Hiếu (mã DHM).

Còn ông Dương Hữu Tồn chính là bố đẻ của ông Dương Hữu Hiếu. Nói về CTCP thương mại và khai thác khoáng sản Dương Hiếu, công ty này được thành lập vào năm 2003 với ngành nghề ban đầu là cung cấp vật tư thiết bị trong các ngành công nghiệp nặng.

Đến năm 2010, DHM mở rộng kinh doanh sang bất động sản và khoáng sản. Theo bản cáo bạch năm 2012, DHM đang sở hữu 6 mỏ khoáng sản gồm: mỏ đồng Dần Thàng; mỏ đá Seo Phả; mỏ đá Nạm Ban 2; mỏ vàng sa khoáng trên Sông Đà; mỏ vàng sa khoáng trên suối Nậm Há và mỏ đá xây dựng tại Quảng Nam.

Ngoài bố và em trai, ông Dương Hữu Hiếu còn hai anh trai, một chị và một em gái. Trong đó đáng chú ý là ông Dương Quang Sơn – Giám đốc Công ty điện lực Bắc Kạn.

Ngoài DHM, ông Hiếu còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT CTCP khoáng sản Việt Thái Sơn. Công ty này có trụ sở tại tỉnh Lai Châu và từng mở chi nhánh tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Theo dữ liệu từ Tổng cục thuế, chi nhánh của CTCP khoáng sản Việt Thái Sơn đã ngừng hoạt động.

Có một điểm trùng hợp, vợ ông Tuấn là bà Dương Thị Hồng Hạnh từng là giám đốc chi nhánh này.

An Vũ t/h
Cùng chuyên mục