Báo cáo lợi nhuận của 10 đại gia ngân hàng Mỹ: Giảm lãi suất lại là gánh nặng
Nhóm ngân hàng được nhận xét là có vốn hóa mạnh, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đang tăng đáng kể do hoạt động mua lại cổ phần. Trong bối cảnh quý III tới, nhiều khả năng lợi nhuận dự kiến của các ngân hàng sẽ giảm vì áp lực giảm lãi suất từ FED, thì việc mua lại cổ phần vẫn đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ giá cổ phiếu.
Lợi nhuận bất ngờ
Dưới đây là bảng so sánh doanh thu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) thực tế so với ước tính của các nhà phân tích của 10 công ty mẹ sở hữu các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, theo dữ liệu tổng hợp từ Factset.
Có thể thấy, tất cả 10 ngân hàng đều có kết quả EPS vượt qua dự đoán. Với nhiều người, đây không phải bất ngờ lớn, vì các nhà phân tích phố Wall đều có xu hướng bảo hộ và đánh tụt kỳ vọng.
Đa số trong mọi mùa báo cáo kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc S&P 500 đều có mức EPS vượt lên ước tính, năm nay có lẽ cũng không ngoại lệ. Hồi tháng 6, có dự đoán cho rằng lợi nhuận các doanh nghiệp S&P 500 sẽ giảm khoảng 3% trong quý II. Hiện mới chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp thuộc S&P 500 công bố báo cáo tài chính, với 79% công ty có lợi nhuận vượt ngoài kỳ vọng, theo dữ liệu của Factset.
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và điều chỉnh kỳ vọng EPS
FED đã tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018 lên phạm vi mục tiêu hiện tại là 2,25%-2,5%, điều khiến cơ quan này trở thành “cái gai trong mắt” ông Trump. Nhưng không thể phủ nhận việc FED tăng lãi suất đã mang đến cho các ngân hàng Mỹ một bảng kết quả kinh doanh quý I/2019 khởi sắc với lợi nhuận kỷ lục.
Năm nay, việc FED gợi ý cắt giảm lãi suất trong tháng 7 như những gì Chủ tịch FED Jerome Powell thể hiện trong 2 phiên điều trần trước Hạ viện và Thượng viện Mỹ đang gây ra mối quan ngại sâu sắc về sự sụt giảm lợi nhuận ngành ngân hàng.
Lợi suất kho bạc nhà nước kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 2,04% từ mức 2,69% hồi cuối năm ngoái. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của nhiều ngân hàng cũng bị ép xuống do lãi suất tiền gửi tăng còn lãi suất vay dài hạn thì giảm. Điều đó chỉ ra rằng những số liệu vượt kỳ vọng trong quý II vẫn phản ánh những tác động tích cực của đợt tăng lãi suất năm 2018.
Đó là lý do vì sao 8 trên 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ vẫn có tỷ lệ thu nhập lãi thuần quý II tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, trừ Goldman Sachs giảm 0,47% và Morgan Stanley giảm 0,09% do đây là hai ngân hàng đầu tư, lợi nhuận ít phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất.
Lợi nhuận của Ngân hàng New York Mellon tăng nhẹ 0,91% do hoạt động cốt lõi thiên về quản lý tài sản và quản lý quỹ hơn là tín dụng, cho vay và tiết kiệm. Ngân hàng Capital One Financial chứng kiến lợi nhuận tăng mạnh 2,13% do hoạt động tín dũng cốt lõi (khoảng 46% lợi nhuận đến từ cho vay tín dụng và 25% đến từ các khoản cho vay tiêu dùng khác như ô tô trả góp...).
Do kỳ vọng ngày càng cao của thị trường về khả năng FED cắt giảm lãi suất, các nhà phân tích mới đây đã hạ dự báo lợi nhuận ngân hàng trong năm 2019 do xu hướng tỷ suất lãi thuần thấp hơn và khả năng lợi suất chủ yếu đến từ hoạt động mua lại cổ phiếu và trả cổ tức. Dù cho thực thế, vốn pháp định cũng như hoạt động tín dụng của các ngân hàng đều đang vận hành mạnh mẽ.
Dưới đây là bản dự đoán EPS của 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong năm 2019 và 2020 sau khi đã hạ dự báo so với ước tính được công bố hôm 31.1.
Xếp hạng và dự đoán của các nhà phân tích
Dưới đây là bản tóm tắt nhận định của các nhà phân tích về 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ:
Dưới đây là dự báo hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (tỷ số P/E dự phóng) dựa trên ước tính EPS của 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong 12 tháng tới:
Đặt trong sự so sánh, tỷ số P/E dự phóng của nhóm ngân hàng trong S&P 500 là 10,3% và toàn bộ các doanh nghiệp S&P 500 là 17,1, theo dữ liệu từ Factset.
Một số ý kiến phân tích về 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ với những dự báo lãi suất và lợi nhuận tích cực:
Bank of America (BoA)
Các chuyên gia dự đoán thu nhập lãi thuần của BoA sẽ tăng 2% trong năm nay, giảm 1% so với mức kỳ vọng 3% hồi đầu năm. Nhà phân tích Brian Kleinhanzl đến từ KBW cho rằng thu nhập lãi ròng của ngân hàng có thể tệ hơn, trong một báo cáo hôm 17.7, trước những gợi ý cắt giảm lãi suất rõ rệt từ FED. Thị trường thậm chí kỳ vọng FED sẽ cắt giảm tới 0,5%. Dù vậy, Brian vẫn đặt kỳ vọng BoA tăng giá cổ phiếu lên khoảng 32 USD và tăng EPS trong năm 2019-2020.
Citigroup
Citigroup đạt tỷ lệ đồng thuận "Buy" - Mua cao nhất và tỷ số P/E dự phóng thấp nhất. Nhà phân tích Chris Kotowski từ Oppenheimer đặt dự đoán cổ phiếu Citigroup sẽ đạt khoảng 108 USD. Sau khi Citigroup công bố báo cáo tài chính, Kotowski đã cho rằng cổ phiếu Citigroup chỉ hấp dẫn tại mức khoảng 106% giá trị sổ sách hữu hình.
Morgan Stanley
Morgan Stanley đạt tỷ lệ đồng thuận "Buy" - Mua cao thứ hai trong số các ngân hàng niêm yết. Trong cuộc phỏng vấn hôm 18.7, chuyên gia phân tích James Shanahan từ Edward Jones cho rằng biên lợi nhuận hoạt động đạt 28% của lĩnh vực quản lý tài sản trong ngân hàng tốt hơn mức dự đoán 27% ông dự kiến. Đó là những số liệu quan trọng, vì quản lý tài sản là lĩnh vực chiếm tới 40% doanh thu và lợi nhuận của Morgan Stanley. “Quản lý tài sản là một lĩnh vực tạo ra lợi nhuận ổn định” - ông nhận định.
James Shanahan thuộc nhóm thiểu số khi cho xếp cổ phiếu Morgan Stanley vào nhóm "Hold' - nắm giữ.
Capital One Financial
Mặc dù có tăng trưởng lợi nhuận khủng từ lĩnh vực tín dụng và cho vay tiêu dùng, Capital One Financial vẫn xếp vào nhóm có doanh thu “lẹt đẹt” nhất trong số 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ vài năm trở lại đây. Ngân hàng này phải chật vật vượt qua đợt kiểm tra khả năng chịu rủi ro tín dụng stress-test, cổ tức không tăng trong suốt quý.
Nhà phân tích Sanjay Sakhrani từ KBW đã có đánh giá lạc quan hơn về Capital One Financial trong khi nhà phân tích Dominick Gabriele của Oppenheimer giữ thái độ trung lập, nhận định lợi nhuận quý của ngân hàng có thể tăng khoảng 3-5%. Về lâu dài, Capital One Financial có thể sẽ phát triển nếu tiếp tục mở rộng mảng tiền gửi tiết kiệm.
Wells Fargo
Chỉ có 26% nhà phân tích định giá cơ hội "Mua" cổ phiếu Wells Fargo, sau khi CEO Tim Sloan đột ngột từ chức vào tháng 3.2019. Wells Fargo hiện đang phải hoạt động dưới sự kiểm soát của Cục Dự trữ Liên bang, ngăn mở rộng các lĩnh vực hoạt động cho đến khi cơ quan quản lý kết luận rằng vấn đề dịch vụ khách hàng của họ đã được giải quyết, khắc phục.
Dễ thấy, hoạt động tự doanh của Wells Fargo phát triển nhanh với tỷ suất cổ tức cao, tới gần 4%. Kyle Sanders, nhà phân tích của Edward Jones nằm trong nhóm thiểu số định giá cơ hội "Buy" - mua với cổ phiếu Wells Fargo khi tin rằng ngân hàng sẽ tự giải quyết tốt những vấn đề dịch vụ đang bị FED kiểm soát, bởi hầu hết ban lãnh đạo đã được thay thế.
Tuy nhiên, sau khi Giám đốc điều hành tạm thời C. Allen Parker nhận định về các nỗ lực cắt giảm chi phí của Wells Fargo, cổ phiếu ngân hàng này đã giảm 3% do niềm tin nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng. Dù vậy, phải thừa nhận trong bối cảnh mức tăng trưởng doanh thu chậm, các ngân hàng lớn đều đang tìm cách giảm bớt chi phí để cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Tỷ lệ hiệu quả của Wells Fargo khá cao, khoảng 62,30%, trong khi con số càng nhỏ càng có lợi. Là một trong 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, một mô hình kinh doanh đơn giản hơn sẽ giúp Wells Fargo cạnh tranh với các đối thủ của nó.
Ngân hàng BB&T’s có tỷ suất hiệu quả trong quý II đạt 55,10%. Wells Fargo có quy mô gấp 10 lần, và chi phí tiết kiệm được khi đơn giản hóa mô hình kinh doanh sẽ giúp họ làm được nhiều thứ. Tiềm năng dành cho Wells Fargo sẽ xuất hiện khi nó có một CEO mới, kiểm soát chi phí tốt hơn, dỡ bỏ các lệnh điều tiết chi phí và thành công cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Khi đó, lợi suất cổ tức cao sẽ giúp nhà đầu tư lấy lại niềm tin ở ngân hàng này.
Cổ tức và tổng lợi nhuận
Dưới đây là bảng xếp hạng tổng lợi nhuận của 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, cùng với tỷ suất cổ tức và mức tăng cổ tức mới được công bố, ngoại trừ ngân hàng Capital One Financial, ngân hàng có kế hoạch duy trì thanh toán cổ tức hàng quý ở mức 40 cent/ cổ phiếu.