Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Chính sách của ông Trump có thể dẫn đến một kịch bản lạm phát mới tại Đông Nam Á

22/10/2024 11:30 GMT+7
Nợ công chưa thanh toán của quốc gia đã tăng vọt từ dưới 20 nghìn tỷ USD trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, lên mức hiện tại là khoảng 30 nghìn tỷ USD. Đây là điều cả hai ứng cử viên Tổng thống đều không tập trung nhiều.

Trước đó, Etime đã chia sẻ bài viết về sự khác biệt tại chính sách của ông Trump và bà Harris về lạm phát. Cụ thể, trong khi các chính sách do Cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất mang theo rủi ro lạm phát cao hơn. Ngược lại, các đề xuất của Harris cho thấy mục tiêu rõ ràng hơn.

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Chính sách của ông Trump có thể dẫn đến một kịch bản lạm phát mới tại Đông Nam Á- Ảnh 1.

Ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore).

Tuy nhiên, ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) cũng chỉ ra điểm "đáng thất vọng" của 2 ứng cử viên vào vị trí Tổng thống Mỹ.

Đó là cả hai ứng cử viên Tổng thống đều không tập trung nhiều vào sự suy giảm ngày một nhiều hơn về triển vọng tài chính của Hoa Kỳ. 

Cụ thể, nợ công chưa thanh toán của quốc gia đã tăng vọt từ dưới 20 nghìn tỷ đô la Mỹ trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, lên mức hiện tại là khoảng 30 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã dự báo một bước tăng vọt hơn nữa trong nợ công chưa thanh toán có thể vượt quá 50 nghìn tỷ đô la Mỹ, hoặc 120% tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ vào năm 2034.

Nợ tăng sẽ có tác động tiêu cực rộng rãi đến nền kinh tế Hoa Kỳ

Theo ông Heng Koon How, trong trường hợp nợ tăng cao hơn, tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ chậm lại vì ngày càng nhiều doanh thu do Kho bạc Hoa Kỳ thu được sẽ được sử dụng để trả lãi, thay vì phục vụ nhu cầu dài hạn của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Các cơ quan xếp hạng tín dụng đã gợi ý rằng, việc hạ xếp hạng tín dụng có chủ quyền của Hoa Kỳ có thể xảy ra trong trung hạn nếu tình trạng nợ tài chính xấu đi không được kiểm soát.

"Bất kể ai thắng cử, Tổng thống tiếp theo sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn để kiềm chế sự gia tăng liên tục của nợ công Hoa Kỳ", ông Heng Koon How nêu

Các chính sách của ông Trump có thể dẫn đến một kịch bản lạm phát mới tại Đông Nam Á

Ngoài các xung đột ngày càng lan rộng ở Trung Đông; ảnh hưởng từ các biện pháp kích thích trên diện rộng của Trung Quốc thì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là một sự bất ổn có tính quan trọng nhất tác động lớn nhất đến nền kinh tế và thị trường Đông Nam Á trong phần còn lại của năm 2024 và đến năm 2025.

Đối với các nền kinh tế trong khu vực, các chính sách của Trump có thể dẫn đến một kịch bản lạm phát mới. Điều đó góp phần làm cho lãi suất khó điều chỉnh hơn và góp phần củng cố sức mạnh của đồng đô la Mỹ.

Các chính sách đối ngoại và thương mại mang tính đối đầu với Trung Quốc của Trump cũng có thể làm tăng rủi ro địa chính trị trên toàn khu vực. Có rủi ro kéo theo là ông có thể kìm hãm sự phục hồi của tăng trưởng và dòng chảy thương mại đối với Trung Quốc và trên khắp Đông Nam Á.

Điều này có thể khiến các chính quyền khu vực và ngân hàng trung ương phải hiệu chỉnh lại chính sách tài khóa và tiền tệ tương ứng của họ vào năm 2025.

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Chính sách của ông Trump có thể dẫn đến một kịch bản lạm phát mới tại Đông Nam Á- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Hiện tại, tăng trưởng kinh tế và triển vọng thương mại của Đông Nam Á vẫn tươi sáng nhờ sự phục hồi của chi tiêu bán lẻ và xuất khẩu hàng điện tử trên toàn khu vực. Hầu hết các quốc gia trong khu vực dự kiến sẽ chứng kiến tăng trưởng GDP và sức mạnh tiền tệ cao hơn vào năm 2025.

Về lâu dài, các xu hướng lớn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khu vực như dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang phát triển, hoạt động thương mại xuyên biên giới và hội nhập sâu rộng hơn trong các ngành công nghiệp khu vực sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Trong những năm tới, chuyên gia từ Ngân hàng UOB dự báo, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đông Nam Á sẽ tăng thêm 38% lên 312 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027 và lên 373 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.

Trong bối cảnh bất ổn sắp tới đối với thương mại toàn cầu phát sinh từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, ông Heng Koon How cũng chỉ ra điều quan trọng là phải lưu ý đến mối quan hệ thương mại mạnh mẽ và hỗ trợ được thiết lập bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực neo giữ các quốc gia ASEAN trong một hiệp định thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. ASEAN cũng dự kiến sẽ làm mới hiệp định thương mại tự do lâu đời của mình với Trung Quốc.

Việt Nam: GDP quý 3 mạnh mẽ bất chấp cơn bão Yagi

Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam vẫn rõ ràng cho đến nay. GDP thực tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý 3, tăng vọt lên 7,4% - tốc độ nhanh nhất kể từ quý 3/2022.

Với hiệu suất quý 3 mạnh mẽ đáng ngạc nhiên bất chấp tác động của cơn bão Yagi, nhóm phân tích kỳ vọng tăng trưởng cả năm của Việt Nam sẽ đạt 6,4 % - tăng so với dự báo trước đó là 5,9 %.

PV Kinh tế
Cùng chuyên mục