Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đầu tư bệnh viện về Ung bướu tại TP. Đà Nẵng

27/06/2024 09:38 GMT+7
Theo quyết định, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ triển khai đầu tư thực hiện Dự án Bệnh viện đa khoa chuyên sâu về Ung bướu - TNH tại TP. Đà Nẵng.

CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HoSE: TNH) đã có nghị quyết về việc triển khai đầu tư thực hiện Dự án Bệnh viện đa khoa chuyên sâu về Ung bướu - TNH tại TP Đà Nẵng.

Theo quyết định, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ triển khai đầu tư thực hiện Dự án theo phương thức PPP (đối tác công tư). Loại hợp đồng thực hiện là BOT (Đầu tư xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao).

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên muốn "lấn sân" làm bệnh viện tại TP. Đà Nẵng- Ảnh 1.

Trích quyết định của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên.

Tính đến ngày 31/3/2024, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên có 3 đơn vị phụ thuộc là chi nhánh Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, chi nhánh Bệnh viện Đa khoa Yên Bình và chi nhánh Bệnh viện TNH Việt Yên.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên có 1 công ty con là Bệnh viện TNH Lạng Sơn với tỷ lệ nắm giữ là 84,5% vốn điều lệ.

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên trình kế hoạch lãi 155 tỷ đồng, muốn điều chỉnh đầu tư loạt dự án

Ngày 28/6 tới đây, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024. Theo tài liệu, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên trình cổ đông thông qua kế hoạch doanh thu 540 tỷ đồng, lãi sau thuế 155 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 3% so với năm trước. Với kế hoạch trên, dự kiến bệnh viện sẽ đón khoảng 527.302 lượt bệnh nhân.

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên trình cổ đông thông qua kế hoạch doanh thu 540 tỷ đồng, lãi sau thuế 155 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 3% so với năm trước. Với kế hoạch trên, dự kiến bệnh viện sẽ đón khoảng 527.302 lượt bệnh nhân.

Đáng chú ý, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên trình cổ đông về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án bệnh viện TNH Việt Yên từ 618 tỷ đồng lên 753 tỷ đồng (tương ứng tăng 135 tỷ đồng).

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên cho biết, TNH Việt Yên được khởi công từ tháng 2/2023. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, do giá nhiên liệu, vật liệu, nhân công và các chi phí khác tăng. Đồng thời, trong quá trình triển khai xây dựng dự án có một số hạng mục thay đổi thiết kế khiến khối lượng một số hạng mục phát sinh tăng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; bổ sung một số thiết bị, máy móc chưa được dự toán…

Ngoài ra, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên cũng trình cổ đông về việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Yên Bình. Dự án này có 2 giai đoạn với quy mô 300 giường bệnh, mỗi giai đoạn dự kiến triển khai 150 giường bệnh. Giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động từ tháng 12/2019.

Tiếp nữa, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên trình cổ đông về việc điều chỉnh quy mô giường bệnh giai đoạn 2 xuống 50 giường bệnh. Đồng thời, công ty cũng xin điều chỉnh tiến độ thực hiện kéo dài đến 2026 cho phù hợp với hoạt động thực tế và tình hình đáp ứng nhu cầu.

Đối với dự án Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên cũng có sự điều chỉnh. TNH muốn thực hiện thêm giai đoạn 3 với đề xuất chuyển 100 giường bệnh đã đầu tư tại tòa nhà bệnh viện giai đoạn 1 sang tòa nhà bệnh viện giai đoạn 2.

Dự án Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên ban đầu có 2 giai đoạn với quy mô 450 giường bệnh, tổng mức đầu tư 658 tỷ đồng.

Trong đó, giai đoạn 1 có 150 giường bệnh, giai đoạn 2 có 300 giường bệnh. Hiện tại, giai đoạn 1 đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Như vậy, giai đoạn 2 nâng cấp từ 300 lên 400 giường bệnh, giai đoạn 1 giảm từ 150 xuống 50 giường bệnh nhưng là giường bệnh chất lượng cao, có các khoa, phòng khám, trung tâm dịch vụ y tế chuyên khoa chất lượng cao.

Theo đó, tổng vốn đầu tư dự án sẽ tăng từ 656 tỷ đồng lên 803 tỷ đồng do tăng giai đoạn 3 với 57 tỷ đồng.

Theo Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, mục đích của việc điều chỉnh dự án là do công ty muốn sửa chữa, cải tạo lại tòa nhà Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn 1 thành tòa nhà có mục đích bệnh viện, khám chữa bệnh, trong đó tập trung các khoa, phòng khám, trung tâm dịch vụ y tế chuyên khoa chất lượng cao...

Một nội dung quan trọng khác là HĐQT công ty muốn ĐHĐCĐ xem xét và thông qua phương án thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 70%.

HĐQT công ty cho rằng, việc tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài mang lại cơ hội tốt để cổ phiếu TNH tăng tính thanh khoản trong giao dịch, tăng cường khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động của công ty và thay đổi cơ cấu cổ đông theo hướng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.

Tính đến ngày 13/3, các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu vốn tại TNH như sau: KWE Beteiligungen AG nắm 10,5% vốn, Access S.A., Sicav-Sif-Asia Top Picks nắm 6,35% vốn, Endurance Capital Vietnam (Endurance Capital Vietnam I Limited, Endurance Capital Vietnam II S.A. SICAV- RAIF) nắm tổng cộng 6,05% vốn.

Linh Anh
Cùng chuyên mục