Cải cách thuế toàn cầu của G20: Dấu chấm hết cho thiên đường thuế

01/11/2021 17:07 GMT+7
Ngày 30/10, sau nhiều năm đàm phán, lãnh đạo G20 đã thông qua một thỏa thuận lịch sử nhằm kết liễu sự tồn tại của thiên đường thuế, dù cho một số nước đang phát triển vẫn phàn nàn rằng cải cách thuế mới vẫn có nhiều thiếu sót.

Khoảng 136 quốc gia chiếm hơn 90% GDP toàn cầu đã ký thỏa thuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD làm trung gian để đánh thuế các công ty đa quốc gia công bằng hơn và ban hành mức thuế tối thiểu đối với các tập đoàn toàn cầu là 15%.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã ca ngợi đây là thỏa thuận bật đèn xanh "lịch sử" bởi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Điều này cũng được các nguồn tin thân cận với hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome xác nhận trong tuyên bố cuối cùng ngày 31/10.

Cải cách thuế, được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2017 và được thúc đẩy thông qua sự ủng hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, sẽ có hiệu lực vào năm 2023.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã ca ngợi đây là thỏa thuận bật đèn xanh “lịch sử” bởi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã ca ngợi đây là thỏa thuận bật đèn xanh “lịch sử” bởi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Nhưng ngày áp dụng luật thuế mới có thể sẽ bị kéo dài. Vì mỗi quốc gia sẽ phải chuyển thỏa thuận toàn cầu thành luật quốc gia. Và ông Biden sẽ phải đối mặt với một số phản đối gay gắt nhất trong đất nước mình.

Giuliano Noci, giáo sư chiến lược tại Trường Kinh doanh Bách khoa Milan cho biết: "Rất có thể việc thực hiện thỏa thuận sẽ bị trì hoãn. Khó khăn nhất là trong các chi tiết - Mọi khía cạnh của việc áp dụng thỏa thuận phải được giải quyết và nó phải được nghị viện tại các quốc gia phê duyệt".

Trụ cột đầu tiên của cuộc cải cách, liên quan đến việc đánh thuế các công ty ở nơi họ tạo ra lợi nhuận, chứ không chỉ ở nơi họ đặt trụ sở chính, đã vấp phải sự phản đối gay gắt trong Nghị viện Hoa Kỳ.

Nó nhắm vào tất cả các gã khổng lồ internet như Alphabet công ty mẹ của Google, Amazon, Facebook và Apple, chuyên đặt trụ sở tại các quốc gia có thuế suất thấp - cho phép đóng thuế thấp hơn nhiều so với lợi nhuận khổng lồ của họ.

Ông Noci nói thêm: "Nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận, toàn bộ thỏa thuận sẽ thất bại". Ông hy vọng Nghị viện sẽ bật đèn xanh cho thỏa thuận, tuy nhiên, nói rằng "thái độ đối với những gã khổng lồ công nghệ đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây".

Thêm 150 tỷ USD số thu thuế

OECD cho biết, doanh thu thuế toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 150 tỷ USD/năm nếu áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 15%.

Khoảng 100 công ty đa quốc gia có doanh thu chuyển về hàng năm trên 20 tỷ Euro sẽ phải đóng thêm thuế cho các quốc gia nơi mà họ thực sự hoạt động.

Nhưng mức thuế suất tối thiểu 15%, đã bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích là chưa đủ. Đặc biệt là do mức thuế trung bình toàn cầu hiện đang trên 22%, thấp hơn mức trung bình 50% vào năm 1985.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Argentina, Martin Guzman thì Argentina đang áp đặt mức thuế 21%, thậm chí 25% vì "việc trốn thuế của các công ty đa quốc gia là một trong những khía cạnh độc hại nhất của toàn cầu hóa".

Argentina cuối cùng đã tham gia thỏa thuận, nhưng Kenya, Nigeria, Sri Lanka và Pakistan vẫn đang trì hoãn.

Theo Pascal Saint-Amans, người đứng đầu chính sách thuế tại OECD và là một trong những kiến trúc sư của cải cách thuế thì: "Thỏa thuận đã được đàm phán với các nước đang phát triển và phản ánh một phần lớn những gì họ muốn, nhưng đúng là đó là một sự thỏa hiệp."

Theo phiên bản cuối cùng của cải cách thuế, các quốc gia nhỏ hơn sẽ được hưởng lợi từ một phần thuế được phân phối lại của các công ty có doanh thu hàng năm là trên 250.000 Euro/năm. Đối với các quốc gia giàu hơn, ngưỡng này là 1 triệu Euro.

Cải cách thuế toàn cầu của G20: Mang lại lợi ích cho các quốc gia giàu có

Tuy nhiên, Ủy ban Độc lập Cải cách Thuế Doanh nghiệp Quốc tế (ICRICT), bao gồm các nhà kinh tế nổi tiếng như Joseph Stiglitz và Thomas Piketty, đã phản ứng gay gắt với bản thỏa thuận.

Trong một bức thư ngỏ gửi cho các nhà lãnh đạo G20 vào đầu tháng 10, họ cho biết các cải cách đã "được tưới mát theo cách mà nó sẽ mang lại lợi ích áp đảo cho các nước giàu có".

Tommaso Faccio, người đứng đầu ban thư ký của ICRICT nói rằng các nhà đàm phán "đã nhượng bộ để ghi danh 3 thiên đường thuế như Ireland, Estonia và Hungary, nhưng họ không lắng nghe các nước đang phát triển".

Ireland đã từ bỏ mức thuế công ty rất thấp là 12,5% để đổi lấy sự đảm bảo rằng mức tối thiểu toàn cầu trong tương lai sẽ vẫn "bị kẹt" ở mức 15%. Trước đây đã có cuộc đàm phán về tỷ lệ "ít nhất là 15%".

Các chữ ký vào phút cuối của 3 quốc gia Châu Âu có thuế suất thấp này đã cho phép OECD đồng ý với cải cách đúng thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Rome.

Sự ủng hộ của 3 nước này là rất quan trọng, vì Pháp muốn tận dụng chức vụ chủ tịch luân phiên của Liên minh Châu Âu từ tháng Giêng để áp dụng mức thuế tối thiểu theo một chỉ thị của Châu Âu.

Tiệp Nguyễn
Cùng chuyên mục