ĐHĐCĐ Gỗ An Cường (ACG): Chốt chia cổ tức 2021 tỷ lệ 80%, không ngại vấn đề điều tra của Mỹ

08/06/2022 17:34 GMT+7
Năm 2022, các cổ đông Gỗ An Cường đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu mục tiêu 4.242 tỷ đồng, tăng 28,8% và lợi nhuận sau thuế hơn 550 tỷ đồng tăng 21,9% so với năm 2021.

Gỗ An Cường chia cổ tức tỷ lệ 80%

Công ty CP Gỗ An Cường (UPCoM: ACG) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Năm 2022, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu mục tiêu 4.242 tỷ đồng, tăng 28,8% và lợi nhuận sau thuế hơn 550 tỷ đồng, tăng 21,9% so với năm 2021.

Về chia cổ tức, năm 2021, ACG thông qua việc chi cổ tức với tỷ lệ 80%. Trong đó, 50% bằng cổ phiếu đã thực hiện chi trả và công ty cũng đã tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5%. ACG dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20% ngay trong tháng 6/2022.

Tại đại hội, lãnh đạo Gỗ An Cường cho biết tình hình kinh doanh 5 tháng đầu năm với tăng trưởng doanh thu 16%, tăng trưởng lợi nhuận 22%.

Trước băn khoăn của cổ đông về việc, mức tăng trưởng khá như vậy, việc đặt lợi nhuận cả năm chỉ tăng trưởng 22% có quá thận trọng? Ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch HĐQT cho biết, đây là kế hoạch lợi nhuận thận trọng sau thời kỳ hậu Covid.

"Kế hoạch năm 2022 đề ra lợi nhuận đạt hơn 550 tỷ và trong 5 tháng đầu năm 2022 ttrưởng đã đạt đúng kế hoạch đề ra, theo tôi, chúng tôi sẽ vượt kế hoạch này. Thêm vào đó chúng tôi còn có khoản đầu tư 500 tỷ đầu tư vào Thắng Lợi, xin cứ ngầm chi nhận cho tôi một khoản lợi nhuận đâu đó 20%. Tôi tin tưởng An Cường có thể đạt được lợi nhuận ở mức cao hơn kế hoạch, song hiện tại với những yếu tố khách quan khó lường từ thị trường, chúng tôi vẫn đưa ra kế hoạch ở mức thận trọng", ông Nghĩa nói.

Gỗ An Cường (ACG): Chia cổ tức tỷ lệ 80%; mục tiêu xuất khẩu 50 triệu USD/năm - Ảnh 1.

Công ty CP Gỗ An Cường (UPCoM: ACG) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Mục tiêu doanh thu xuất khẩu lên 50 triệu USD/năm

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc, dù xuất khẩu mang lại doanh thu cao nhưng khiến biên lợi nhuận giảm đi, vậy sắp tới có đẩy mạnh xuất khẩu, ông Nghĩa cho biết, dù biên lợi nhuận gộp của xuất khẩu không cao nhưng công việc chạy rất đều và thanh toán tốt. Trong khi đó, dự án trong nước dù biên lợi nhuận tốt (có thể lên 20%) song các yếu tố chi phối như tiến độ công trình kéo dài, thanh toán chậm trễ nên cuối cùng lợi nhuận cũng chỉ bằng xuất khẩu.

Hướng của Gỗ An Cường là phát triển doanh thu lên tỷ USD. Hiện doanh thu xuất khẩu đang là 30 triệu USD/năm, An Cường sẽ hướng tới phát triể doanh thu xuất khẩu lên 50 triệu USD/năm.

"Khi An Cường làm xuất khẩu không chỉ là vẫn đề doanh thu của hiện tại mà tay nghề của công nhân, trình độ của đội ngũ chắc chắn sẽ được nâng cao. Kể cả năng suất lao động cũng phải nâng lên, một năm chúng ta làm 1.000 cái ghế cho nước ngoài thì tới năm thứ 2 năm thứ 3 chắc chắn năng suất lao động của chúng ta sẽ khác. Hơn nữa, việc bán hàng xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ tốt cho An Cường", ông Nghĩa nói..

Ông Nghĩa cũng cho biết, chỉ cần một hợp đồng xuất khẩu là ký được 5, 10 triệu USD, trong khi trong nước cạnh tranh nảy lửa mới có được doanh thu này. Đối với một nhà máy sản xuất việc chạy hết công suất là rất quan trọng. Theo đó, sắp tới, Gỗ An Cường vẫn vẫn tiếp tục phát triển mạnh mảng xuất khẩu.

Trái phiếu bất động sản đang bị siết, có ảnh hưởng tới Gỗ An Cường?

Về vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Gỗ An Cường cho rằng, cách đây 10 năm, dù bất động sản "bị đứng" nhưng công ty vẫn bán được. Theo ông Nghĩa, lý do 70% bất động sản giao dịch trên thị trường là đầu cơ, khi không bán được các nhà đầu tư sẽ chuyền hướng sang sửa chữa làm đẹp, cho thuê nhà, do đó, trên thực tế khi thị trường bất động sản giao dịch chậm lại một chút nhưng vẫn bán được.

"Tôi tự tin đó là cơ hội của An Cường. Giống như đợt Covid vừa rồi, mọi người ở nhà, có nhiều thời gian để nghiên cứu và làm đẹp ngôi nhà của họ, do đó, doanh thu 5 tháng đầu năm 2022 của chúng tôi tăng trưởng rất tốt", ông Nghĩa tự tin nói.

Dự án Central Hill cuối năm có thể mở bán?

Trước băn khoăn của cổ đông về triển vọng hợp tác với Công ty BĐS Thắng Lợi khi các chính sách về BĐS đang có xu hướng bất lợi với các nhà phát triển BĐS, ông Nghĩa cho rằng, BĐS Thắng Lợi là một công ty có quá trình phát triển tốt.

Thắng Lợi đã phát triển vượt bậc từ những ngày đầu tiên chỉ làm môi giới bất động sản nhờ chiến lược kinh doanh, đội ngũ trẻ năng động cũng như độ minh bạch của doanh nghiệp. Khoản đầu tư của Công ty (120 tỷ) ước tính đã tăng gấp 3 lần sau 2 năm kể từ khi đầu tư vào công ty này.

"Vừa qua, An Cường đầu tư vào Dự án Central Hill có liên quan bên Thắng Lợi, để giữ 30% vốn Công ty này, diện tích đất của dự án này có sinh khí. Rất may mắn và các yếu tố pháp lý tốt (đã xin được chủ trương dự án và quy hoạch 1/500) để xây gần 8.000 căn hộ với giá cả hợp lý (căn hộ chung cư khoảng 1 tỷ/căn, đơn giá tâm hơn 20 triệu/2), tiến độ thực hiện dự án thực hiện nhanh", ông Nghĩa nói.

Cuối năm nay, Central Hill đã có thể mở bán và An Cường sẽ đưa vào các sản phẩm nội thất mass customisization (may đo cho số lượng lớn khách hàng).

"Việc đầu tư vào Central Hill không chỉ là đầu tư tiền mà An Cường mang rất nhiều chất xám và giải pháp vào đây để cùng phát triên dự án. Tôi tin tưởng việc hợp tác này sẽ thành công và đem lại thành quả tốt đẹp cho cả hai bên", Chủ tịch HĐQT Gỗ An Cường khẳng định.

Mỹ đang điều tra sản xuất tủ bếp xuất xứ từ Việt Nam, Gỗ An Cường có ảnh hưởng?

Liên quan đến việc các doanh nghiệp Mỹ đệ đơn điều tra áp thuế chống lẩn tránh áp đặt lên hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, ông Nghĩa cho biết, các hàng hóa bị áp thuế là những hàng hóa của các doanh nghiệp có vi phạm về xuất xứ, tức là mang xuất xứ Việt Nam nhưng thực chất hoàn toàn sản xuất tại Trung Quốc và nhập khẩu về Việt Nam để lắp ráp, gia công, đóng gói những công đoạn cuối cùng. Theo đó, không phải việc đánh thuế này là áp cho toàn bộ ngành hàng.

Ông Nghĩa khẳng định, An Cường tự tin tỷ lệ nguyên liệu và quy trình sản xuất sản phẩm mang xuất xứ Việt Nam cao và hoàn toàn không quan ngại vấn đề điều tra của Mỹ. Tuy nhiên, An Cường vẫn tiếp tục bám sát các diễn biến cụ thể của vấn đề này. Về hoạt động kinh doanh, Công ty cam kết tuân thủ và nghiêm túc thực hiện các quy định về xuất xứ hàng hóa.

Về nguồn nguyên liệu: nguồn nguyên liệu An Cường khá ồn định, 50% nguyên liệu đầu vào của An Cường là từ Sumitomo. Sumitomo có nhà máy tại Long An để khai thác cây cử tràm với chiến lược vừa khai thác vừa tái tạo. Nguyên liệu làm tắm MDEF, PB chủ yếu từ cành, ngọn, rễ của cừ tràm nước mặn và cao su. Tức là những phụ phẩm của cây, do đó hiện tại về nguồn nguyên liệu trong vòng 5- 10 năm tới đảm bảo ổn định.

Năm 2021, Gỗ An Cường đạt doanh thu 3.293,5 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 451 tỷ đồng, lần lượt giảm nhẹ 12,3% và 8,3% so với năm 2020.

Trên sàn UPCoM, cổ phiếu ACG biến động quanh mức 69.000 đồng trong 5 tháng qua. Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/6/2022, ACG tạm dừng ở mức 72.400 đồng/cp, tăng 4,47% so với phiên trước đó.

Ngày 31/5, HoSE đã nhận hồ sơ niêm yết 135,8 triệu cổ phiếu ACG với vốn điều lệ 1.358,46 tỷ đồng. Nếu không có gì thay đổi, Công ty sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE trong quý III/2022.


Ong Lý
Cùng chuyên mục