Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mặt hàng này của Việt Nam vẫn có "vô biên" dư địa để tăng thị phần

11/12/2021 06:56 GMT+7
Quy mô thị trường đồ nội thất bằng gỗ toàn cầu rất lớn và được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới. Việt Nam dù là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ, còn rất nhiều dư địa để gia tăng thị phần.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tháng 11/2021 của Việt Nam đạt 1,15 tỷ USD, tăng 20,9% so tháng 10/2021, nhưng giảm 7,4% so với tháng 11/2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 840 triệu USD, tăng 35,4% so với tháng 10/2021, nhưng giảm 17,3% so với tháng 11/2020. 

Trong 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020. 

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mặt hàng này của Việt Nam vẫn có "vô biên" dư địa để tăng thị phần - Ảnh 1.

Chế biến gỗ tại Công ty Hoàng Thông (Bình Dương). (Ảnh: D.V)

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mặt hàng này của Việt Nam vẫn có "vô biên" dư địa để tăng thị phần - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục Hải quan-ước tính tháng 11/2021

Hiện tại tình hình sản xuất với ngành gỗ đã trở lại mức bình thường và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng xuất khẩu đã ký kết cho tháng cuối năm và nửa đầu năm 2022. Do đó, hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ tăng liên tiếp trong tháng 10 và tháng 11/2021, mặc dù trị giá xuất khẩu vẫn chưa bằng cùng kỳ năm 2020. 

Tính chung 11 tháng năm 2021, ngành gỗ vẫn tăng trưởng tốt, nhờ sự nỗ lực duy trì sản xuất của doanh nghiệp trong khi dịch bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và sản xuất phục hồi nhanh sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. 

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự tính năm 2021 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt 14,3 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2020, hoàn thành 98,7% mục tiêu đề ra cho năm 2021.

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mặt hàng này của Việt Nam vẫn có "vô biên" dư địa để tăng thị phần - Ảnh 3.

Việt Nam dù là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ, còn rất nhiều dư địa để gia tăng thị phần. Ảnh: CT

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mặt hàng này của Việt Nam vẫn có "vô biên" dư địa để tăng thị phần - Ảnh 4.

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mặt hàng này của Việt Nam vẫn có "vô biên" dư địa để tăng thị phần - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Động lực tăng trưởng của ngành gỗ tập trung lớn vào nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này chiếm 67,6% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm 2021, đạt 8,2 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, trong 11 tháng năm 2021, các mặt hàng như gỗ, ván và ván sàn, dăm gỗ cửa gỗ, khung gương xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, chỉ có mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ có trị giá giảm.

Mục tiêu cụ thể trong năm 2021 của ngành gỗ: phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 14 đến 14,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,6% so với năm 2020; trong đó, sản phẩm gỗ 10,62 tỷ USD, tăng 11,3%; gỗ các loại 2,9 tỷ USD, tăng 2,3%; lâm sản ngoài gỗ là 0,98 tỷ USD, tăng 14,8%

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định: Quy mô thị trường đồ nội thất bằng gỗ toàn cầu rất lớn, khoảng 450 tỷ USD giá trị thương mại/năm và được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới. Việt Nam dù là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ (kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng hơn 6% thị phần toàn cầu), do đó ngành gỗ còn rất nhiều dư địa để gia tăng thị phần.

Ðến nay, gỗ và lâm sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm 89% giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam. Các doanh nghiệp còn có rất nhiều cơ hội mở rộng, phát triển thị phần. Bên cạnh các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc thì một số thị trường tiềm năng có cơ hội mở rộng phát triển mới như Canada, Nga, Ấn Ðộ và các nước Trung Ðông. Việt Nam hiện có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như: Viên nén, dăm gỗ, gỗ dán, gỗ ghép, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất… Ðáng chú ý, nhóm đồ nội thất có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. 



Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục