Giá cao su hôm nay 4/6: Giá cao su kỳ hạn vững xu hướng đi lên
Giá cao su hôm nay 4/6: Giá cao su kỳ hạn trên thị trường thế giới đều tăng
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2022 ghi nhận mức 257,3 yen/kg, tăng 1,13% (tương đương 2,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 12h24 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2022 được điều chỉnh lên mức 13.120 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,77% (tương đương 100 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm 3/6 tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần, do thị trường chứng khoán Tokyo mạnh hơn và số liệu dịch vụ nội địa tác động lên tâm lý. Giá cao su kỳ hạn được thiết lập tăng tuần thứ 3 liên tiếp. Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,9% trong ngày thứ sáu (3/6/2022).
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong nửa năm vào tháng 5/2022 do tâm lý người tiêu dùng tích cực hơn sau khi các biện pháp hạn chế Covid-19 được nới lỏng, mặc dù chi phí năng lượng và nguyên liệu cao đẩy giá đầu lên mức kỷ lục.
Còn tại thị trường tài chính Trung Quốc đóng cửa từ thứ sáu (3/6) để nghỉ lễ Lễ hội Thuyền rồng kéo dài 3 ngày. Thị trường sẽ mở cửa trở lại vào thứ hai (6/6).
Vào hôm thứ năm (2/6), giá cao su tự nhiên tại các thị trường chủ chốt của Kerala (Ấn Độ) có chiều hướng đi lên. Nguyên nhân là do nhu cầu từ các nhà dự trữ trong nước gia tăng trong bối cảnh thị trường lo ngại về nguồn cung.
Các thương nhân cho biết, các đợt giảm giá ở Kerala - nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất chiếm gần 70% sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ, đã cản trở việc khai thác.
Những trận mưa trái mùa liên tục đã làm gián đoạn việc thu hoạch mủ ở bang kể từ giữa tháng 5. Tuy nhiên, nhu cầu thấp từ các nhà dự trữ trong nước và các nhà sản xuất lốp xe đã hạn chế mức tăng mạnh của giá cao su.
Nhu cầu từ Trung Quốc, quốc gia chiếm 42% nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu, dự kiến sẽ tăng lên, do các quy định về Covid-19 ở Thượng Hải được nới lỏng từ ngày 1/6.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su (cao su tự nhiên và tổng hợp) của Trung Quốc tháng 4/2022 đạt 536 nghìn tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, giảm 6,9% về lượng và giảm 2% về trị giá so với tháng 4/2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 2,39 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá 4,5 tỷ USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Malaysia: Tháng 3/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 28,03 nghìn tấn, giảm 2,7% so với tháng 02/2022 và giảm 22,3% so với tháng 3/2021. Sản lượng cao su tự nhiên trong quý I/2022 của Malaysia đạt 106,92 nghìn tấn, giảm 7,3% so với quý IV/2021 và giảm 18,8% so với quý I/2021.
Xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 3/2022 đạt 53,33 nghìn tấn, tăng 12,5% so với tháng 02/2022, nhưng giảm 9,4% so với tháng 3/2021. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 50,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Phần Lan chiếm 5,9%; Iran chiếm 4,1%; Đức chiếm 3,4% và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 3,2%.
Trong tháng 3/2022, Malaysia nhập khẩu 119,96 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 6,4% so với tháng 02/2022 và tăng 10,5% so với tháng 3/2021. Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 3/2022 đạt 44,62 nghìn tấn, tăng 11,3% so với tháng 02/2022, nhưng giảm 10,3% so với tháng 3/2021. Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 3/2022 đạt 310,33 nghìn tấn, giảm 4,4% so với tháng 02/2022, nhưng tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Được biết, trong 10 ngày giữa tháng 5/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh giảm nhẹ. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 310-350 đồng/TSC. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 340 đồng/TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 305-315 đồng/TSC.